Hỏi : Tôi muốn ủy quyền rút tiền tiết kiệm cho vợ sắp cưới, nhờ cô ấy thay mặt mình đến tất toán sổ tiết kiệm. Không biết như vậy có ổn không? Thời gian này, tôi đi công tác xa nên không thể ra ngân hàng được.

Đáp : Về việc ủy quyền rút tiền tiết kiệm, nguyên tắc ở ngân hàng là khi gửi tiền tiết kiệm, nếu đến ngày đáo hạn mà bạn không thể ra ngân hàng rút tiền gốc và lãi thì đa phần sổ tiết kiệm sẽ cộng lãi vào gốc và tiếp tục tính lãi suất kỳ hạn tương tự cho kỳ kế tiếp. Một số ít trường hợp, tài khoản tiết kiệm sẽ ở trạng thái chờ hoặc nhận lãi suất không kỳ hạn.

Tuy nhiên, nếu bạn cần rút tiền mà lại không thể sắp xếp ra ngân hàng thì có thể ủy quyền cho người khác để họ rút khoản tiết kiệm này, không cần phải đợi. Vì vậy, việc ủy quyền cho vợ sắp cưới rút tiền gửi tiết kiệm thay cho bạn là hoàn toàn có thể được. Nếu không cần gấp thì bạn có thể đợi công tác xong về rút vẫn không sao.

Nếu không ủy quyền cho vợ lúc mới làm sổ tiết kiệm, bạn phải trực tiếp tới ngân hàng để tất toán sổ tiết kiệm. Theo luật của ngân hàng, nếu không ủy quyền trước cho người khác thì bạn phải tự mình đi tất toán để bảo đảm tính bảo mật cũng như độ an toàn cho tiền gửi tại ngân hàng. Cần có các bước ủy quyền rút tiền tiết kiệm thì độ an toàn của tiền gửi ngân hàng mới được kiểm soát và bảo mật tốt. Không phải ai cũng có thể rút được tiền của người khác một cách dễ dàng.

Để ủy quyền thì bạn có thể sử dụng giấy ủy quyền của ngân hàng (được lập tại chi nhánh giao dịch mở sổ tiết kiệm theo đúng mẫu chuẩn từ bên ngân hàng) hoặc giấy ủy quyền từ chính quyền địa phương hay cơ quan tư pháp, công chứng có thẩm quyền trực thuộc Nhà nước (nếu Hùng đang ở nước ngoài thì có thể viết giấy ủy quyền tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Giấy ủy quyền cần phải có những thông tin rõ ràng như: họ tên, CMND hoặc số hộ chiếu kèm theo giấy tờ chứng minh tương đương, địa chỉ hiện tại của người ủy quyền và được ủy quyền, số thẻ tài khoản hoặc số sổ tiết kiệm dùng cho việc ủy quyền, ghi chú số tiền trong tài khoản và nội dung ủy quyền (rút gốc một phần, tất toán sổ, rút lãi, ủy quyền một lần hay nhiều lần…). Cuối cùng là ký tên theo đúng mẫu chữ ký của ngân hàng và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (tại nơi lập giấy ủy quyền)

Hỏi : Người mà tôi định ủy quyền là vợ sắp cưới. Cô ấy đã từng đến ngân hàng nhiều lần với tôi nên bạn giao dịch viên kia cũng rất quen mặt cô ấy. Như vậy mà vẫn không được rút tiền dùm sao? Trường hợp này mà vẫn không an toàn?

Đáp : Nguy hiểm chứ bạn. Dù sao cũng chỉ là vợ sắp cưới chứ chưa chính thức kết hôn. Hơn nữa, tiền bạc là vấn đề nhạy cảm nên mình không biết trước được điều gì. Ngoài ra, ngân hàng và giao dịch viên của ngân hàng cũng có những nguyên tắc riêng của họ, không thể chỉ vì quen mặt mà không cần giấy tờ chứng thực được.

Để rút tiền giùm theo ủy quyền thì ngân hàng quy định: cần xuất trình giấy ủy quyền hợp lệ để ngân hàng giữ một bản làm đối chứng sau này. Dựa trên nội dung của giấy ủy quyền mà ngân hàng sẽ thực hiện thủ tục rút tiền theo đúng như giấy tờ đã ghi rõ, tránh sự nhập nhằng hay kiện tụng về sau nếu có.

Bạn tham khảo bài này để nắm rõ hơn nhé: https://www.baomoi.com/Chuyen-hy-huu-o-Ngan-hang-Techcombank/126/5081454.epi

Hỏi : Vậy thật sự không còn cách nào khác sao? Hiện tại tôi không có mặt ở Việt Nam, không thể đến ngân hàng để tất toán sổ tiết kiệm được. Thủ tục ủy quyền rút tiền tiết kiệm cũng không tiện nên giờ chưa biết tính sao nữa.

Đáp : Nếu bạn cần tiền gấp thì nên mượn bạn bè trước rồi khi nào về, ra ngân hàng tất toán sổ, gửi tiền lại cho bạn bè sau. Việc nhờ người khác rút tiền trong trường hợp này là không thể vì bạn không làm ủy quyền ngay từ ban đầu, cũng không có đăng ký thủ tục dành cho người thừa kế.

  • Timo Term Deposit – Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

    Lãi suất tiết kiệm cao, cạnh tranh

    Thủ tục mở sổ đơn giản, nhanh chóng

    Chia nhỏ sổ tiết kiệm, rút vốn linh hoạt, bảo toàn lãi suất

    Tất toán sổ online, tiền vốn và lãi chuyển ngay vào thẻ

    Tiết kiệm càng dài. Lãi suất càng cao ngay trên ứng dụng Timo!