tiết kiệm hay đầu tư

Hiện nay nhiều người đã nghĩ đến việc dành dụm một số vốn để sau này có thể kinh doanh, tích lũy tiền nhàn rỗi để có thể sinh ra nhiều lợi nhuận, hỗ trợ cho cuộc sống. Tuy nhiên với số tiền chưa quá nhiều, cụ thể là trên dưới 50 triệu thì nên tiết kiệm hay đầu tư để sinh lời nhanh hơn? Hãy cùng Timo tìm hiểu ngay qua các thông tin bên dưới để lựa chọn cho mình một hình thức sinh lời phù hợp với nhu cầu của bạn nhé!

Xem thêm: Cách gửi tiết kiệm online nhanh chóng.

So sánh việc gửi tiết kiệm và đầu tư

Bạn hãy cùng Timo tham khảo nhanh các ưu và nhược điểm của từng hình thức qua các chia sẻ bên dưới. Khi đó bạn sẽ dễ dàng chọn cho mình cách tiết kiệm hay đầu tư là tốt hơn để sinh lời nhanh chóng.

Hình thức Tiết kiệm

Gửi tiết kiệm là cách tích lũy truyền thống được nhiều người lựa chọn để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình.

  • Ưu điểm:
    • Hạn chế rủi ro mất tiền vì số tiền vẫn sẽ nguyên vẹn sau một thời gian dài không sử dụng, giúp bạn an tâm hơn.
    • Giúp bạn đặt ra mục tiêu tích lũy cá nhân hàng tháng.
    • Mức lãi suất ổn định và minh bạch xuyên suốt thời gian tiết kiệm.
  • Nhược điểm: 
    • Dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát, khiến số tiền bị giảm giá trị mỗi năm. Mặc dù số tiền có sinh lời để bù đắp một phần ảnh hưởng tiêu cực, nhưng lãi suất lại khó có thể theo kịp tốc độ lạm phát.
    • Thời gian đạt được số tiền mục tiêu sẽ chậm hơn do tỷ lệ sinh lời mỗi tháng chưa cao. Ví dụ: Đầu tư giúp bạn có 7% lợi nhuận mỗi tháng thì tiết kiệm lại chỉ có 1%, do đó để đạt được mục tiêu đúng thời hạn thì bạn phải tăng số tiền gửi mỗi tháng thêm 6%.

Hình thức Đầu tư

Đầu tư là hình thức dành cho những bạn có khả năng chấp nhận rủi ro để nhanh chóng gia tăng tài sản của mình.

  • Ưu điểm:
    • Lợi nhuận cao giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn.
    • Khả năng sinh lời gấp đôi đối với các kế hoạch đầu tư dài hạn.
    • Ít chịu ảnh hưởng bởi lạm phát.
    • Nhanh chóng hoàn vốn đầu tư và tạo lợi nhuận kép.
  • Nhược điểm:
    • Rủi ro cao do biến động liên tục theo thị trường.
    • Sinh lời không ổn định vì có thể giảm ngay trước khi bạn cần tiền mặt.
    • Khiến người đầu tư bị ràng buộc tài chính vì tính thanh khoản chưa linh hoạt.
Tiết kiệm hay đầu tư đều có những ưu và nhược điểm riêng
Tiết kiệm hay đầu tư đều có những ưu và nhược điểm riêng (Nguồn: Internet)

Có 50 triệu tiền nhàn rỗi chọn tiết kiệm hay đầu tư?

Như vậy nếu bạn đang có 50 triệu, thì nên chọn tiết kiệm hay đầu tư để sinh lời nhanh hơn? Sau đây là một vài ví dụ về lãi suất tiết kiệm và cách đầu tư phổ biến trên thị trường.

50 triệu gửi tiết kiệm lãi bao nhiêu?

Hiện nay hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng có mức lãi suất trung bình dao động từ 4 – 7%/năm tùy ngân hàng. Tuy nhiên để được áp dụng mức lãi suất 7%/năm, một số ngân hàng đã yêu cầu số tiền gửi tối thiểu phải đạt như quy định. Ví dụ vào tháng 11/2021 lãi suất cao nhất của ngân hàng Techcombank là 7,1%/năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền tối thiểu từ 999 tỷ đồng trở lên và hình thức nhận lãi vào cuối kỳ. 

Nhưng tại ngân hàng số Timo, bạn sẽ được hưởng mức lợi nhuận tốt nhất, vì là 1 trong những ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất thị trường. Mức lãi suất đang áp dụng lên đến 6,7%/năm cho kỳ hạn 18 tháng lĩnh lãi cuối kỳ và không yêu cầu bất kỳ điều kiện gì. Đặc biệt với 50 triệu bạn có thể chọn gửi tiết kiệm trung hạn, vì kỳ hạn vừa phải không khiến bạn bị ràng buộc tài chính. Ngoài ra điều này cũng có lãi suất cao hơn ngắn hạn nhưng lại không chênh lệch quá nhiều với dài hạn.

Bạn có thể biết được với số tiền 50 triệu gửi tiết kiệm, thì lợi nhuận bạn nhận được sẽ là bao nhiêu qua công thức bên dưới hoặc bằng công cụ tính lãi suất tiết kiệm của Timo.

Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi/360

Vậy thì Số tiền lãi = 50.000.000 VNĐ x 6.7% x 540/360 = 5.025.000 VNĐ

Như vậy với số tiền tiết kiệm là 50 triệu đồng với kỳ hạn là 18 tháng, bạn sẽ nhận được thêm 5.025.000 VNĐ tiền lãi.

Dùng công cụ tính toán lãi suất tiết kiệm của Timo để tính toán nhanh chóng hơn
Dùng công cụ tính toán lãi suất tiết kiệm của Timo để tính toán nhanh chóng hơn

Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo ngay các bước gửi tiết kiệm ngay trên ứng dụng Timo tại đây để hưởng ngay mức lãi suất hấp dẫn trên.

50 triệu đầu tư gì lãi suất cao và an toàn?

Vậy nếu bạn chọn hình thức đầu tư, thì nên đầu tư vào đâu để đảm bảo an toàn nhưng vẫn có mức lợi nhuận cao? Với những người mới bắt đầu chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc thời gian để phân tích thị trường mỗi ngày, bạn có thể cân nhắc chọn các hình thức đầu tư Quỹ mở VinaCapital ngay trên ứng dụng Timo.

Quỹ mở với lịch sử hình thành gần 100 năm và được giám sát chặt chẽ bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính và các ngân hàng lớn sẽ giúp bạn yên tâm hơn. Đặc biệt là Quỹ mở VinaCapital có nhiều giải pháp đầu tư linh hoạt và chiến lược rõ ràng minh bạch đến từ các chuyên gia trong ngành sẽ mang lại cho bạn mức lãi suất kỳ vọng cao.

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các Quỹ mở do VinaCapital quản lý qua bảng sau:

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021)(%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập (%) 
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013)6,87,17,07,37,6
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019)37,042,419,6
VEOF (Thành lập 01-07-2014)57,069,224,217,214,1
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017)68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Hy vọng qua bài viết trên của Timo, bạn có thể chọn được cho mình hình thức tiết kiệm hay đầu tư phù hợp tùy theo nhu cầu và sở thích để đạt được mục tiêu tích lũy. Và đừng quên theo dõi Timo để cập nhập các thông tin hữu ích về Tài chính – ngân hàng nhé!