Lên kế hoạch về hưu ‘sung túc’ khi còn trẻ
Tâm lý người Việt Nam hầu hết đều muốn được hưởng an nhàn khi về hưu. Tuy nhiên, có một nghịch lý là ít người biết lo xa và chuẩn bị một kế hoạch tài chính tốt để được sung túc khi về già.
Một khảo sát của HSBC mới thực hiện gần đây cho thấy, đa số người trẻ Việt Nam chưa có kế hoạch tiết kiệm để dành cho lúc về hưu. Trong số những người ở độ tuổi đi làm (30 đến 39 tuổi), có tới 54% cho biết họ chưa có kế hoạch tiết kiệm. Kể cả nhóm những người sắp về hưu (50 đến 59 tuổi) cũng có tới 37% số người được hỏi cho biết họ hoàn toàn không có kế hoạch về hưu trí. HSBC cũng cho biết thời gian hưu trí thường kéo dài khoảng 18 năm, nhưng tiết kiệm của người Việt chỉ đủ dùng cho 10 năm.
Vì thế, theo các chuyên gia, tiết kiệm ngay từ khi còn trẻ vẫn là cách tốt nhất cho kế hoạch nghỉ hưu. Với nhiều người, phương pháp tiết kiệm phổ biến là mỗi tháng trích ra một phần thu nhập để gửi ngân hàng, hoặc cũng trích gửi ngân hàng mỗi khi có thu nhập đột xuất.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng để khoản tiết kiệm kia tiếp tục sinh sôi, họ cũng cần mang tiền đi đầu tư với nguyên tắc “không để tất cả trứng vào một giỏ”. Ví dụ, nhà đầu tư có thể chọn mua các mã cổ phiếu đã có uy tín nhất định, dù khả năng biến động, lướt sóng kém hơn các mã đang “nóng” khác. Vàng cũng là một loại hình tiết kiệm được nhiều người ưa chuộng, dù giá cả gần đây biến động mạnh theo chiều hướng rẻ hơn nhiều so với một, hai năm trước.
Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, các công ty bảo hiểm cũng là một kênh đầu tư phổ biến. Các công ty tung ra hàng loạt chương trình bảo hiểm hưu trí để khách hàng lựa chọn. Lợi thế của những chương trình này là ràng buộc khách hàng vào một chương trình tích lũy đều đặn, phù hợp với những người thường thiếu ý chí khi lập kế hoạch tiết kiệm. Ngoài việc tiế kiệm, đa số các gói bảo hiểm hưu trí cung cấp quyền lợi khi khách hàng tử vong. Một số gói cho phép khách vừa tiết kiệm vừa có thể nhờ nhà bảo hiểm mang tiền đi đầu tư hộ để lấy lãi. Tùy lựa chọn đầu tư ít hay nhiều rủi ro mà mức lãi có thể cao hay thấp.
Bên cạnh đó, một hành động quan trọng khác khi lên kế hoạch khi nghỉ hưu là không nên nghỉ hưu sớm. Ở các nước đang thiếu lực lượng lao động như Nhật Bản, tuổi nghỉ hưu là 60 nhưng 20% người già vẫn tiếp tục đi làm sau đó. Vì thế, nếu vẫn còn đủ sức khỏe, đi làm không chỉ mang lại nguồn thu nhập, bớt phụ thuộc vào con cháu, mà còn mang lại niềm vui cho người già.
Cuối cùng, số tiền sẽ chi tiêu khi về hưu cũng cần được tính toán trước để sẵn sàng chuẩn bị vì chi phí khi nghỉ hưu sẽ cao hơn nhiều so với khi còn lao động. Một số liệu của Standard&Poor’s cho thấy nhu cầu tài chính khi về hưu bằng khoảng 60 đến 80% số tiền mà người đó chi dùng khi còn trẻ.
Chúng ta cần lên kế hoạch nghỉ hưu với những cân nhắc về gia đình, đặc biệt là những trách nhiệm tài chính đối với con cái, phụng dưỡng cha mẹ già. Người có nhiều con có lợi thế là sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn khi về già, nhưng việc tiết kiệm khi còn trẻ có thể không dễ dàng so với người chỉ có một, hai con. Ngoài ra, có chuẩn bị tài chính tốt còn giảm bớt gánh nặng cho con cái và bản thân cũng không rơi vào cảm giác hụt hẫng khi phải sống dựa vào người khác.
Theo Anh Đức từ Vnexpress
- Menu Xem nhanh
Timo Term Deposit – Gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Lãi suất tiết kiệm cao, cạnh tranh
Thủ tục mở sổ đơn giản, nhanh chóng
Chia nhỏ sổ tiết kiệm, rút vốn linh hoạt, bảo toàn lãi suất
Tất toán sổ online, tiền vốn và lãi chuyển ngay vào thẻ
Tiết kiệm càng dài. Lãi suất càng cao ngay trên ứng dụng Timo!