Là sinh viên phải đi học xa nhà, bạn phải đối mặt với tình trạng sống độc lập, lo cho từng chi tiêu hằng ngày. Tuy nhiên, bạn còn chưa quen việc tự quản lý tài chính nên có thể dễ xảy ra tình trạng như “cháy túi” vào cuối tháng. Vì vậy, ở bài viết này, ngân hàng số Timo sẽ hướng dẫn các cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên đơn giản và hiệu quả, để việc tự lập không còn là một bài toán khó nữa. Xem ngay nhé!
>> Xem thêm: Cách quản lý chi tiêu hợp lý và hiệu quả trong 1 tháng
Phân loại các khoản chi tiêu trong một tháng
Để dễ dàng quản lý tài chính, bạn nên vạch ra một kế hoạch riêng cho bản thân. Không cần phức tạp, bạn chỉ cần phân loại các khoản chi tiêu cần thiết trong 1 tháng. Có một số cách để bạn tham khảo như 50/20/30, hoặc 6 chiếc lọ,… Điều này giúp bạn dễ dàng quản lý và điều chỉnh các khoản tiền của mình, tránh được tình trạng tiêu tiền bừa mà thâm hụt các khoản phí cho những việc khác.
Nếu bạn không có thời gian để theo dõi kế hoạch của mình, thì có thể tham khảo Goal Save của Timo. Tính năng này cho phép bạn chia số tiền thành các hũ chi tiêu như hũ tiền nhà, hũ mua sắm, hũ ăn uống giúp bạn cân đối tài chính, đảm bảo đầy đủ cho các chi phí trong cuộc sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra các hũ tiết kiệm và điều chỉnh ngày để Timo tự chuyển tiền từ Spend Account (Tài khoản thanh toán) vào các hũ Goal Save để dễ dàng quản lý tài chính hơn. Thêm nữa, bạn sẽ được nhận lãi suất 0,2%/năm cho số tiền có trong các Goal Save và được trả mỗi tháng.
Ví dụ: Vào ngày 10 hàng tháng, Timo sẽ chuyển 200.000 đồng vào quỹ Goal Save “Mua quà Tết cho bố mẹ”.
Xem chi tiết Tiết kiệm mục tiêu Goal Save.

Sử dụng thẻ ngân hàng không tốn phí hàng tháng
Hàng tháng, nhiều ngân hàng sẽ thu của khách hàng một số phí như phí quản lý tài khoản, phí chuyển khoản, rút tiền,… nếu cộng dồn lại thì bạn cũng mất kha khá một khoản tiền cho ngân hàng. Vì vậy, bạn có thể sử dụng thẻ ngân hàng ít tốn phí để tiết kiệm hơn.
Hiện nay, Timo miễn hầu hết các phí giao dịch cho khách hàng bao gồm: mở tài khoản, ship thẻ toàn quốc, rút tiền tại các cây ATM của NAPAS, chuyển tiền,… Ngoài ra, Timo không yêu cầu số dư tối thiểu duy trì tài khoản, cũng không yêu cầu phí thường niên, bạn có thể dùng tiền trong thẻ thoải mái.

Xem thêm: Nên sử dụng ngân hàng nào tốt, không mất phí?
Chỉ mua sắm khi thật sự cần thiết
Khi mua sắm, hãy tự đặt ra nguyên tắc cho bản thân, chỉ nên chi tiêu cho những việc cần thiết thay vì thấy thích là mua. Vì món bạn thích chưa chắc đã cần, nhưng món bạn cần thì chắc chắn sẽ có ích cho cuộc sống sinh viên. Đối với con gái, việc mua quần áo đẹp là điều không thể cưỡng lại, tuy nhiên chỉ nên mua trong khuôn khổ cho phép, không nên vung tay quá trán tránh tình trạng “cháy túi” vào cuối tháng. Việc hạn chế mua sắm sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá, thậm chí dư dả và cuộc sống dễ thở hơn.
Hạn chế ăn ngoài
Lợi ích của việc tự nấu ăn tại nhà là sẽ tiết kiệm hơn khá nhiều so với việc ăn bên ngoài, hoặc mua thức ăn chế biến sẵn. Việc ăn uống ở nhà còn giúp bạn kiểm soát được các thành phần trong thức ăn, an toàn và sạch sẽ hơn. Tuy rằng chuẩn bị bữa ăn tại nhà có thể tốn nhiều thời gian nhưng bù lại bạn tiết kiệm được kha khá chi phí sinh hoạt, giúp cho cuộc sống sinh viên dễ thở hơn.
Tận dụng ưu đãi dành cho sinh viên
Hiện nay, có rất nhiều ưu đãi từ việc mua sắm, xem phim, giải trí,… dành cho sinh viên. Vì thế, hãy tận dụng hết mức những ưu đãi này để giảm 1 phần chi phí trong cuộc sống. Bên cạnh đó, mua sale cũng là một giải pháp tốt, những ngày sale như Black Friday, 8/3, 20/10,… Lưu ý là chỉ nên mua những món đồ cần thiết cho cuộc sống, tránh tình trạng mua nhiều nhưng không sử dụng được bao nhiêu.

Làm thêm để gia tăng thu nhập
Bên cạnh việc cố gắng tiết kiệm tiền, thì bạn nên tạo ra thu nhập để giúp đỡ bố mẹ, đồng thời bạn cũng được chi tiêu thoải mái hơn. Hiện nay, có khá nhiều quán cafe, shop quần áo, quán ăn,… tuyển nhân lực là sinh viên. Bạn có thể tham khảo những nơi được làm việc linh hoạt theo thời gian, để tránh ảnh hưởng đến việc học của bạn. Làm thêm không chỉ giúp bạn có thêm thu nhập, mà còn là cơ hội để các bạn tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và mở mang kiến thức. Tuy vậy, hãy cân đối giữa việc học và việc làm để cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Xem lại các khoản chi tiêu hàng tháng
Kết thúc một tháng, hãy kiểm tra lại các khoản chi tiêu xem có thâm hụt khoản nào không, hoặc chỗ nào chưa hợp lý. Từ đó hãy điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu cho phù hợp với nhu cầu và thói quen sống.
Nếu dư ra thì hãy lập cho mình 1 khoản tiết kiệm, bạn có thể gửi số tiền dư qua Term Deposit của Timo để sinh lời. Hiện nay, lãi suất tiết kiệm Timo đang áp dụng là 3,9 – 6,6%/năm, đây là mức lãi suất thuộc top cao trên thị trường. Ngoài ra, Timo còn tự động đề xuất chia nhỏ thành các sổ tiết kiệm nhỏ hơn với cùng lãi suất và kỳ hạn (tối đa 4 sổ). Với tính năng này, nếu bạn muốn rút tiền tiết kiệm trước hạn thì chỉ cần tất toán sớm 1 sổ, các sổ còn lại vẫn hoạt động bình thường.
Xem chi tiết tại Gửi tiết kiệm online Timo Term Deposit.

Như vậy, ở bài viết này, Timo đã hướng dẫn các bạn một số cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên. Để cuộc sống trở nên thoải mái hơn, hãy rèn luyện cho bản thân khả năng quản lý tài chính, chi tiêu hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các tính năng bổ ích của Timo như Term Deposit, Goal Save để hỗ trợ cho kế hoạch của mình.
Tải app Timo Digital Bank trên App Store để sở hữu tài khoản ngân hàng miễn phí, tận hưởng nhiều ưu đãi khác của Timo nhé!