Khám phá cách Warren Buffett phân tích các báo cáo tài chính

Phương châm sống của tôi là bạn sẽ tiến bộ nhanh nhất nếu được học từ người giỏi nhất. Vậy nên khi tôi bắt đầu đam mê ngành tài chính và đầu tư, câu hỏi đầu tiên của tôi là: ai là nhà đầu tư vĩ đại nhất? Tôi có thể học được từ họ điều gì?

Chỉ vài cú click chuột, tôi đã được Google giới thiệu về tỷ phú, nhà từ thiện, chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway – Warren E. Buffett. Buffett là người hiếm hoi trở thành tỷ phú thuần túy nhờ vào khả năng đầu tư xuất chúng của mình chứ không phải nhờ thừa kế hay tạo lập doanh nghiệp riêng. Đã 5 năm từ khi tôi “quen biết ”Warren  Buffett, chưa bao giờ tôi thấy hết điều có thể học từ ông. Lục tìm lại trong thư viện cũ của mình, tôi thấy lại cuốn sách “Warren Buffett & The Interpretation Of Financial Statements” – một trong những cuốn đầu tiên tôi đọc về Buffett. Theo tôi, với các bạn mới tập tành tham gia đầu tư, cuốn sách này sẽ là bài học nhập môn khá tốt.

Những gì bạn sẽ học

  • Tầm quan trọng của việc am hiểu các khái niệm kế toán – dù sao đi nữa kế toán chính là “ngôn ngữ” của dân tài chính.
  • Buffett thường phân tích từng loại báo cáo tài chính thế nào và liệu bạn có thể học theo ông không.

Warren Buffett là một người đặc biệt và độc nhất. Mặc dù ông rất cởi mở khi đưa ra những cái nhìn vô cùng sâu sắc từ kiến thức tích lũy nhiều năm trong những bức thư gửi cổ đông Berkshire Hathaway và các bài phát biểu của mình, chi tiết về việc ông lựa chọn các công ty và điều gì cần lưu ý khi đầu tư vẫn còn khá ít. Cuốn sách này viết bởi Mary Buffett – vợ cũ của Peter Buffett, con trai của Warren. Với 12 năm trong gia đình, Mary có thể hé lộ một phần nào những bí quyết lựa chọn thương vụ thành công từ một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại.

Warren Buffett diễn giải bảng báo cáo kết quả kinh doanh như thế nào

Khi nói đến việc phân tích các báo cáo tài chính và  kết quả kinh doanh , điều quan trọng là không chỉ đánh giá dựa trên những con số bề mặt mà phải đào sâu hơn, phân tách từng khoản mục chi phí, lợi nhuận thu về để có cái nhìn chuẩn xác nhất về chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Tỉ suất lợi nhuận gộp: những doanh nghiệp có lợi thế kinh tế dài hạn thường có xu hướng đạt tỷ suất lợi nhuận gộp cao

  • Lợi thế cạnh tranh bền vững đảm bảo doanh nghiệp được linh động khi làm giá sản phẩm vượt giá thành nguyên vật liệu đầu vào
  • Tùy vào từng ngành nghề mà lợi nhuận gộp sẽ khác nhau nhưng chung quy khoảng trên 40% là dấu hiệu doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tốt, dưới 40% thì doanh nghiệp đang bị cạnh tranh mạnh còn dưới 20% thì gần như không có lợi thế gì
  • Hãy nhớ, tính nhất quán của chỉ số này chứ không phải giá trị tuyệt đối mới là điều then chốt

Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp:

Các công ty càng không có lợi thế cạnh tranh càng có tỉ lệ SG&A theo % lợi nhuận gộp biến động cao

  • Nếu tỉ lệ này ít hơn 30% là tuyệt vời
  • Trong các ngành có độ cạnh tranh cao tỉ số này có khi lên tới gần 100%

R & D: nếu lợi thế cạnh tranh của công ty được tạo ra nhờ sở hữu một bằng sáng chế hoặc một lợi thế công nghệ nào khác, tới một thời điểm lợi thế đó sẽ mất đi.

  • Đầu tư R & D thường gây sức ép lên chi phí SG&A đang đe dọa các lợi thế cạnh tranh

Khấu hao: Sử dụng EBITDA như một thay thế cho dòng tiền thật là rất mơ hồ

  • Các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thường có chi phí khấu hao thấp

Chi phí lãi vay: Các công ty có chi phí lãi vay cao so với thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh thường do hai nguyên nhân:

  1. Công ty hoạt động trong một ngành công nghiệp cạnh tranh khốc liệt, cần một khoản đầu tư chi phí vốn lớn ban đầu
  2. Công ty với một lợi thế kinh tế rất tốt nhưng sử dụng nợ để làm mua bán sáp nhập
  • Các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thường chịu ít hoặc không có chi phí lãi vay.
  • Những công ty yêu thích của Warren Buffett trong ngành hàng tiêu dùng cá nhân đều có chi phí lãi vay ít hơn 15% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
  • Chi phí lãi vay rất khác nhau tùy vào đặc tính từng ngành nhưng các công ty có tỷ lệ lãi suất trên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh thấp thường lợi thế cạnh tranh tốt hơn.
  • Tỷ lệ đảm bảo lãi suất – đòn bẩy nợ là chỉ số dự báo quan trọng cho sự tồn tại của công ty đặc biệt trong chu kỳ kinh tế đi xuống.

Thu nhập ròng

  • Chú ý đến tính nhất quán và xu hướng tăng trong dài hạn.
  • Do các công ty có thể mua lại cổ phiếu quỹ, xu hướng thu nhập thuần có thể khác với xu hướng EPS (theo tôi thì nên chú ý đến xu hướng thu nhập hơn là xu hướng EPS).
  • Các công ty lợi thế cạnh tranh bền vững có tỉ lệ thu nhập ròng trên tổng doanh thu rất cao (trên 20% là dấu hiệu tích cực trong khi dưới 10% thì không khả quan lắm).

(Còn tiếp)

Đầu tư tích lũy Vinacapital

Gia tăng thu nhập cùng Timo

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.

Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro

Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ

Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VND (Botton: Đầu tư sớm, lợi ích lớn)

ĐĂNG KÝ NGAY!