Tự do tài chính là gì? 7 cấp độ tự do tài chính theo Grant Sabatier và các bước thực hiện

Tự do tài chính

Dù là người mới đi làm hay người đã có sự nghiệp ổn định thì tự do tài chính cũng là mục tiêu chung mà nhiều người đều hướng đến. Vậy tự do tài chính là gì? Làm cách nào để làm được điều đó? Hãy cùng ngân hàng số Timo khám phá bản chất của tự do tài chính thông qua bài viết dưới đây.

>> Tham khảo:

Menu Xem nhanh

Tự do tài chính là gì?

Tự do tài chính là làm chủ tài chính của bản thân một cách độc lập. Cụ thể hơn, đây là trạng thái mà con người có đủ tiền để chi trả cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày hay đưa ra các quyết định mà không bị chi phối bởi tài chính. Những biểu hiện của một người có tự do tài chính là có một dòng tiền ổn định, được sống cuộc sống trong mơ, không phải lo lắng những hoá đơn và không phải gánh các khoản nợ,…

“Tự do tài chính” hiện đang là từ khóa nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là với các bạn trẻ, vì đây là mục đích mà nhiều người đang hướng tới.

Tự do tài chính là làm chủ tài chính của bản thân một cách độc lập.
Tự do tài chính là nắm quyền làm chủ tài chính của bản thân (Nguồn: Internet)

Tự do tài chính cần bao nhiêu tiền?

Khi bạn đạt được tự do tài chính cá nhân, bạn không còn phụ thuộc vào tiền bạc nữa. Bạn có thể thoải mái chi trả cho những nhu cầu và mong muốn của mình như ăn ở, giải trí, sức khỏe, sở thích cá nhân,… Khi đạt được tự do tài chính, bạn có thể sống theo ý muốn mà không cần lo lắng về tiền bạc.

>>Xem thêm:

Khi đạt được tự do tài chính, bạn có thể sống theo ý muốn mà không cần lo lắng về tiền bạc.
Khi đạt tự do tài chính, bạn có thể sống theo ý muốn mà không phụ thuộc về tiền bạc (Nguồn: Internet)

Cần bao nhiêu tiền để tự do tài chính?

Có thể bạn nghĩ rằng để đạt được ngưỡng tự chủ tài chính cần rất nhiều tiền và đặt ra câu hỏi “Cần bao nhiêu tiền để tự do tài chính?”. Nhưng thực tế thì không có một con số cụ thể để đạt mốc tự do tài chính. Bởi vì nhu cầu của mỗi người là khác nhau nên sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu là điều quan trọng nhất.

Bạn cần xác định được nhu cầu của bản thân để lập kế hoạch tài chính, tính toán các khoản thu chi và khoản tiền tiết kiệm cần có để cuộc sống dư giả, không phải suy nghĩ nhiều. Số tiền bạn cần chuẩn bị để được tự do tài chính phải đáp ứng được các chi phí, nhu cầu cơ bản của bản thân. Cụ thể sẽ có một số chi phí sau:

  • Chi tiêu bắt buộc cần thiết cho sinh hoạt mỗi ngày gồm có nhà ở, ăn uống, điện nước, di chuyển,… 
  • Chi phí không bắt buộc cho việc giải trí, duy trì các mối quan hệ: Tiền hiếu hỷ (cưới hỏi, ma chay), du lịch, cafe với bạn bè, thăm bệnh, thiện nguyện,…
  • Quỹ khẩn cấp (Emergency Fund) dùng cho các sự cố ốm đau, bệnh tật, trường hợp bất ngờ có thể xảy ra trong tương lai.
  • Quỹ dự phòng cho các dự định tương lai như mua xe, mua nhà, du lịch,…
  • Chi phí cho học tập, phát triển bản thân,…

>> Xem thêm:

Cần bao nhiêu tiền để tự do tài chính?
Bạn cần xác định được nhu cầu của bản thân để lập kế hoạch tài chính (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính giúp bạn quản lý tiền bạc thông minh, hiệu quả

Quy tắc 4% trong tự do tài chính

Quy tắc 4% là nguyên tắc cơ bản mà người có kế hoạch tự do tài chính nghỉ hưu sớm cần nắm rõ và tuân thủ.

Có thể hiểu đơn giản, bạn đạt tự do tài chính khi đã sở hữu số tiền gấp 25 lần tổng chi phí sinh hoạt trong 1 năm của bản thân. Sau khi nghỉ hưu, mỗi năm bạn sẽ trích 4% số tiền mình có (tích lũy hoặc thu nhập thụ động sau lạm phát) để phục vụ sinh hoạt, chi tiêu. 

Các bạn có thể áp dụng quy tắc 4% để tính toán số tiền cần thiết để bản thân đạt tự do tài chính và nghỉ hưu sớm. Quy tắc này được phát triển bởi ông William P. Bengen sau khi phân tích thị trường trong suốt 75 năm, nhận thấy rằng: “Trong chu kỳ 30 năm, 90% nhà đầu tư có thể bảo toàn được khoản tiền đầu tư của mình khi mỗi năm rút ra 4% số tiền ấy, với mức lạm phát trung bình là 3%”.

Công thức tự do tài chính:

Chi phí chi tiêu 1 tháng  x  12 tháng / 4% = Số tiền cần để tự do tài chính

Ví dụ: Giả sử trung bình mỗi tháng bạn chi tiêu 15 triệu

Áp dụng công thức, ta có 15 triệu x 12 tháng / 4% = 4,5 tỷ

Hoặc 15 triệu x 12 tháng x 25 = 4,5 tỷ.

Đây là số tiền bạn cần tích lũy để mỗi năm có thể rút 4% mà không ảnh hưởng đến vốn gốc ban đầu. Khi tích lũy đến đây bạn có thể tự do tài chính nghỉ hưu sớm.

Quy tắc 4% là nguyên tắc cơ bản mà người có kế hoạch tự do tài chính nghỉ hưu sớm cần nắm rõ và tuân thủ.
Quy tắc 4% là nguyên tắc cơ bản cần nắm rõ để đạt tự do tài chính (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo bởi nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát và khủng hoảng tài chính không lường trước được. Do đó, bạn có thể điều chỉnh mức rút ra là 3% tổng giá trị tài sản mỗi năm để đảm bảo an toàn.

>> Xem thêm:

Xu hướng tự do tài chính và nghỉ hưu sớm trong giới trẻ hiện nay

Nhiều xu hướng tư tưởng mới được hình thành cùng với sự phát triển của xã hội và sự phát triển của tư tưởng nhân loại. Nghỉ hưu sớm đang là một trong những xu hướng phổ biến thu hút nhiều người trẻ trên thế giới và cả ở Việt Nam.

Xu hướng nghỉ hưu sớm là gì?

Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm – FIRE (Financial Independence – Retire Early) nghĩa là đạt đến sự độc lập về tài chính và nghỉ hưu trước độ tuổi nghỉ hưu trung trung bình.

Nghỉ hưu sớm là cách để mọi người tận hưởng cuộc sống mà không bị ảnh hưởng bởi căng thẳng công việc, mối quan hệ công sở hay đối tác. Nhiều nước có văn hóa làm việc đến kiệt sức như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… gây nhiều áp lực lên tinh thần và sức khỏe của người lao động. Vì vậy, người trẻ hiện nay với những ý tưởng mới muốn thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của công việc, hướng đến một cuộc đời đáng sống hơn và thuật ngữ FIRE ra đời.

Financial Independence - Retire Early nghĩa là đạt đến sự độc lập về tài chính và nghỉ hưu trước độ tuổi nghỉ hưu trung trung bình.
Financial Independence Retire Early là độc lập tài chính và nghỉ hưu trước độ tuổi trung bình (Nguồn: Internet)

Đặc điểm của độc lập tài chính nghỉ hưu sớm:

  • Độc lập tự do. Đây là đặc điểm đầu tiên cần nhắc đến của FIRE. Ngoài độc lập tài chính, FIRE còn giúp bạn độc lập về nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.
  • Tuổi nghỉ hưu bình quân là 55-60 tuổi nhưng với xu hướng nghỉ hưu sớm, người trẻ có thể chọn nghỉ hưu ở độ tuổi 40-45 hoặc sớm hơn.
  • Về hưu sớm đồng nghĩa với việc bạn không còn phải đối mặt với những căng thẳng trong công việc, những vấn đề xã hội phiền phức và không cần thiết.
  • Nghỉ hưu sớm giúp bạn có nhiều thời gian hơn cho bản thân, gia đình, sở thích và chăm sóc sức khỏe, thực hiện những kế hoạch và ý tưởng cá nhân, những ước mơ mà bạn luôn ấp ủ hoặc đi du lịch khắp thế giới.
  • Những người nghỉ hưu sớm có thể đạt được tự do tài chính thông qua tiết kiệm hoặc các nguồn thu nhập thụ động mà không cần phải làm việc. 
  • Những người nghỉ hưu sớm có thể dành thời gian rảnh rỗi cho đam mê của họ và làm những gì họ yêu thích mà không phải lo lắng về KPI hay thời hạn.
  • Bản chất của FIRE là chuyển từ thu nhập chủ động sang thu nhập thụ động. Vì vậy, bạn sẽ không bị phụ thuộc vào công việc theo thời gian.
  • Đối với những người tự do tài chính thì tình hình tài chính và thu nhập của họ khá hơn so với những người khác, đời sống vật chất và tinh thần cũng được nâng cao hơn.
  • Để tuổi già không khó khăn và phụ thuộc vào con cháu, bạn nên theo đuổi lối sống tối giản và hướng đến FIRE càng sớm càng tốt một cách có kế hoạch.
người trẻ có thể chọn nghỉ hưu ở độ tuổi 40-45 hoặc sớm hơn
Tự do tài chính có nhiều đặc điểm nổi bật (Nguồn: Internet)

Có nên nghỉ hưu sớm không?

Việc có nên nghỉ hưu sớm hay không là quyết định và mong muốn của riêng mỗi người. Bạn cần thực sự hiểu mình muốn gì và lên kế hoạch tài chính rõ ràng cho việc nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên, hành vi nghỉ hưu sớm cũng sẽ mang lại những tác động xấu nhất định như:

  • Xã hội mất đi nguồn lao động chất lượng cao.
  • Bạn phải cắt giảm nhu cầu sống, tiết kiệm để nghỉ hưu sớm nhiều hơn.
  • Giảm các mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Tùy vào mục đích và kế hoạch của mỗi người mà cân nhắc quyết định có nên nghỉ hưu sớm hay không bạn nhé!

Tùy vào mục đích và kế hoạch của mỗi người mà cân nhắc quyết định có nên nghỉ hưu sớm hay không
Tùy vào mục đích và kế hoạch của mỗi người mà cân nhắc quyết định có nên nghỉ hưu sớm hay không.

Khi nào thì được nghỉ hưu sớm?

  • Chỉ nghỉ hưu sớm nếu bạn đã tiết kiệm được một số tiền nhất định đủ để trang trải các chi phí sinh hoạt thoải mái đến cuối đời.
  • Chỉ nghỉ hưu sớm nếu bạn có các nguồn thu nhập thụ động, đảm bảo nguồn tài chính luôn được gia tăng và tái đầu tư. Bạn có thể gửi tiết kiệm lấy lãi sinh hoạt, đầu tư tài chính, bất động sản…
  • Chỉ nghỉ hưu sớm nếu bạn có kế hoạch cụ thể cho tương lai, ổn định về tinh thần. Bạn có thực sự biết mình thích gì không? Bạn muốn làm gì? Không nên chạy theo xu hướng do người khác tạo ra.

>> Xem thêm: Quy tắc 50/20/30 giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

7 cấp độ tự do tài chính theo Grant Sabatier – Bạn đang ở đâu?

7 cấp độ tự do tài chính theo Grant Sabatier
7 cấp độ tự do tài chính (Nguồn: Internet)

Cấp độ 1: Rõ ràng (Clarity)

Như Sabatier đã từng nói: “Bạn không thể đến nơi mình muốn nếu không biết mình bắt đầu từ đâu.” Vì vậy, ở cấp độ thứ nhất này, bạn cần nắm rõ về tình hình tài chính cá nhân của bản thân. Cụ thể là xem xét bản thân có bao nhiêu tiền, nợ bao nhiêu, mục tiêu là gì,…

>> Xem thêm: 6 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân khi mới bắt đầu.

Cấp độ 2: Tự túc (Self – sufficiency)

Ở cấp độ này, bạn phải tự bước đi trên đôi chân của mình về mặt tài chính. Để làm được điều này, bạn phải kiếm đủ số tiền để trang trải chi phí sinh hoạt mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Tuy nhiên, số tiền đó có thể đến từ lương hoặc những khoản vay khác của bạn. 

Cấp độ 3: Thư thái (Breathing room)

Vượt qua cấp độ 2 tức là bạn hoàn toàn đã tạo cho mình được một khoản kha khá để dành cho các mục tiêu như lập quỹ khẩn cấp và đầu tư cho hưu trí.

Sabatier nhấn mạnh rằng việc bạn có nhiều tiền không đồng nghĩa với việc bạn thực sự tiết kiệm được số tiền đó. Ông chỉ ra một thực tế là hầu hết người Mỹ đều sống bằng nợ. 

Cấp độ 4: Ổn định (Stability)

Để đạt được mức 4, bạn phải đảm bảo trả được nợ lãi suất cao và tích lũy đủ 6 tháng phí sinh hoạt vào quỹ khẩn cấp. Việc tiết kiệm vào quỹ khẩn cấp giúp đảm bảo tài chính của bạn sẽ không bị lung lay trước những trường hợp bất ngờ.

Cấp độ 5: Linh hoạt (Flexibility)

Một người đã tiết kiệm được ít nhất 2 năm chi phí sinh hoạt, thì chắc chắn là đang ở mức độ 5 của tự do tài chính. Đó không chỉ tính riêng tiền mặt mà còn có thể là tổng số tiền từ các tài khoản tiết kiệm và đầu tư, miễn là bạn có thể sử dụng chúng khi cần. Ở mức độ này, bạn có thể nghỉ công việc nhàm chán của mình mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều.

Cấp độ 6: Độc lập tài chính (Financial Independence)

Để đến được đây, đòi hỏi bạn phải có sự thay đổi trong suy nghĩ để thoát khỏi những khuôn mẫu truyền thống về tài chính cá nhân. Bạn sẽ phải đầu tư phần lớn trong thu nhập của bạn hoặc có thể chuyển sang lối sống tối giản hơn để giảm đáng kể chi phí sinh hoạt. 

Sabatier cho rằng những người đã đạt được sự độc lập về tài chính có thể sống hoàn toàn bằng thu nhập được tạo ra từ các khoản đầu tư của họ.

Cấp độ 7: Của cải dồi dào (Abundant wealth)

Trong khi những người ở cấp độ 6 vẫn cần theo dõi sự thay đổi trong danh mục đầu tư để đảm bảo kế hoạch tài chính thì những người ở cấp độ 7 không cần suy nghĩ nhiều về điều này. Sabatier cho rằng bạn đang ở cấp độ 7 khi bạn có nhiều tiền hơn những gì bạn cần. Tiền bạc không còn là sự lo lắng và không phải là điều cần thiết cho sự tồn tại của bạn.

Thực hiện theo các cấp bậc để đạt được tự do tài chính
Thực hiện theo các cấp bậc để đạt được tự do tài chính (Nguồn: Internet)

Hiện nay có nhiều cách chia cấp độ tự chủ tài chính khác nhau, bạn có thể tìm hiểu mô hình 8 cấp độ tự do tài chính dưới đây để xem bản thân đang ở đâu nhé!

  • Cấp 1: Có tiền dự phòng. Bạn có đủ tiền chi trả cho sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng.
  • Cấp 2: Đủ tiền cho những kì nghỉ. Bạn có đủ tiền cho một kỳ nghỉ ngắn hạn bất ngờ.
  • Cấp 3: Chi tiêu thoải mái. Bạn có thể chi tiêu cho những thứ mình muốn mà không phải băn khoăn.
  • Cấp 4: Tự do làm việc mình muốn. Bạn có thể làm việc theo đam mê để kiếm sống.
  • Cấp 5: Có thể “nghỉ hưu”. Bạn có khoản tiền tiết kiệm đủ nhiều để trích ra chi tiêu hàng tháng đến hết đời.
  • Cấp 6: Sống dư dả. Bạn có đủ số tiền để sống thoải mái đến cuối đời mà không lo nghĩ.
  • Cấp 7: Đủ đầy cho cuộc sống trong mơ. Khoản tiền thụ động thoải mái cho bạn chi tiêu bất cứ thứ gì.
  • Cấp 8: Không thể tiêu hết tiền của mình. Ở cấp độ này, bạn có nhiều hơn số tiền mà bản thân có thể tiêu.

Nguyên tắc để đạt được ngưỡng tự do tài chính

Trong cuốn sách “21 nguyên tắc tự do tài chính” của Brian Tracy, có những quy tắc vàng cho phép một người đạt được tự do tài chính và tiền bạc dù họ ở bất cứ đâu, xuất phát điểm như thế nào. Bạn có thể trở thành triệu phú nếu bạn có ước mơ, kỷ luật, kế hoạch rõ ràng và cam kết thực hiện đến cùng.

Nguyên tắc để đạt được ngưỡng tự do tài chính
5 nguyên tắc vàng để đạt được tự do tài chính (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: Quản lý tài chính cá nhân là gì? 9 nguyên tắc, công cụ hỗ trợ phổ biến.

Giảm nhu cầu vật chất

Dựa trên thực tế là nhiều người chi tiêu quá nhiều dẫn đến thiếu tiền, những người hướng đến sự tự do tài chính như chúng ta cần hiểu rõ hơn về nhu cầu vật chất của mình, đặc biệt là những thứ đồ xa xỉ. Nếu bạn tiếp tục lãng phí tiền vào những món đồ vô dụng, ngân sách của bạn sẽ bị thâm hụt và khoản tiết kiệm của bạn sẽ biến mất ngay lập tức.

Chi tiêu khôn ngoan hơn

Hãy cân nhắc mua những gì bạn thực sự cần cho học tập và công việc. Thay vì mua “tiêu sản”, bạn hãy mua “tài sản” vì tiêu sản sẽ biến mất còn tài sản sẽ giúp bạn kiếm thêm tiền. Trong đó, đầu tư cho học tập là khoản đầu tư sinh lời cao nhất, bởi kiến thức sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống, chẳng hạn như: học cách tiêu tiền, học phương pháp đầu tư hiệu quả…

Hãy cân nhắc mua những gì bạn thực sự cần cho học tập và công việc
Thay vì mua “tiêu sản”, bạn hãy mua “tài sản” (Nguồn: Internet)

Tăng tích lũy tiền bạc

Tiết kiệm và tích lũy là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng tự do tài chính. Lý do mà bạn cần có một khoản tích lũy dự phòng cho bản thân là để phục vụ cho những trường hợp khẩn cấp. Đồng thời, quỹ dự phòng cũng đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trong khoảng thời gian dài không làm việc.

Để thành công trong việc tích lũy tiền bạc, chúng ta hoàn toàn có thể nhờ cậy vào công nghệ, đặc biệt là các ứng dụng tài chính như ngân hàng số Timo. Timo cung cấp tính năng Mục Tiêu Cá Nhân (Goal Save) để giúp người dùng tiết kiệm một khoản tiền cho mục đích nào đó. Bạn có thể tạo nhiều Goal Save cho nhiều mục tiêu khác nhau cùng lúc.

Đồng thời, Timo cũng tạo sự tiện lợi cho người dùng khi Mục Tiêu Cá Nhân (Goal Save) có thể cài đặt chế độ tự động chuyển tiền từ Tài Khoản Chính (Spend Account) vào các Goal Save. Đây không chỉ là phương pháp tiết kiệm hiệu quả mà còn là một hình thức rèn luyện kỷ luật bản thân vô cùng tốt.

 

TRẢI NGHIỆM GOAL SAVE NGAY

 

Học cách đầu tư

Tiền đẻ ra tiền hay còn gọi là thu nhập thụ động chính là bí quyết để nhanh chóng đạt được sự tự do tài chính. Ngoài việc giảm nhu cầu chi tiêu, tăng tích lũy tiền bạc, bạn cũng cần học cách đầu tư số tiền mình có để sinh lời nhiều hơn.

Thu nhập thụ động là bí quyết để đạt được sự tự do tài chính

>> Đọc thêm: 5 nguyên tắc tự chủ tài chính cá nhân ở tuổi 50 hiệu quả

Tăng nguồn thu nhập

Về cơ bản, để có được tự do tài chính, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo thu nhập luôn lớn hơn chi tiêu. Do vậy, để làm giàu quỹ tài chính thì cần gia tăng mức thu nhập. Nhờ đó, bạn có thể đảm bảo mức sống mà không cần giới hạn một khoản chi tiêu nào. Có thể nói, thu nhập càng cao thì càng nhanh đạt được tự do tài chính.

Tuy nhiên, thu nhập không bao giờ đến từ một nguồn duy nhất. Bên cạnh các khoản đầu tư, sản phẩm Tiết Kiệm Trực Tuyến (Term Deposit) của Timo có thể là một lựa chọn hợp lý để các bạn tự tin chọn mặt gửi vàng. Tính năng Term Deposit này có điểm đặc biệt là hỗ trợ khách hàng tạo 4 sổ tiết kiệm với kỳ hạn khác nhau. Điều này sẽ giúp khách hàng khi cần tất toán sớm 1 sổ thì lãi suất sẽ không bị ảnh hưởng ở những sổ còn lại. Ngoài ra, người dùng Timo còn có thể đầu tư quỹ VinaCapital và theo dõi số liệu biến động từng ngày thông qua ứng dụng.

 

MỞ TÀI KHOẢN TIMO NGAY

 

5 Cách tạo nguồn thu nhập thụ động để nhanh chóng đạt tự do tài chính

Một số kênh đầu tư tài chính bạn có thể tham khảo để sớm đạt tự do tài chính cho bản thân như sau:

Đầu tư vào cổ phiếu, chứng khoán

Thị trường chứng khoán là mảnh đất béo bở cho bất kỳ ai muốn đầu tư và tạo thêm thu nhập thụ động. Bạn đầu tư số tiền tích lũy được vào cổ phiếu của doanh nghiệp để kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận khi đầu tư vào cổ phiếu là rất lớn, tuy nhiên cần phải có kiến thức chuyên môn để lựa chọn chứng khoán đầu tư an toàn và sinh lời cao.

Thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện đang rất sôi động, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tạo tài khoản và đầu tư chỉ với 1 triệu đồng. Tuy nhiên, bạn cần có kiến thức nhất định để lựa chọn mã chứng khoán an toàn, sinh lời bền vững, tránh rủi ro thua lỗ do biến động của thị trường.

Đầu tư vào các quỹ mở

Hình thức đầu tư quỹ mở tương đối an toàn, thu nhập ổn định hơn so với đầu tư thị trường chứng khoán. Bạn có thể mua chứng chỉ quỹ như một hình thức đầu tư, cho phép quỹ sử dụng dòng tiền và giúp bạn tạo ra thu nhập thụ động. Hình thức đầu tư quỹ mở phù hợp với những người mới, có khẩu vị rủi ro thấp và ít kinh nghiệm đầu tư chứng khoán.

Hình thức đầu tư quỹ mở an toàn, thu nhập ổn định hơn so với đầu tư thị trường chứng khoán.

>> Xem thêm: Quỹ đầu tư tài chính là gì? Phân loại, lợi ích và các loại quỹ đầu tư phổ biến.

Đầu tư kinh doanh

Nếu bạn có “máu kinh doanh”, bạn có thể khởi nghiệp và phát triển một mô hình đầu tư kinh doanh với kế hoạch dài hạn. Công việc kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận khủng và giúp bạn độc lập tài chính nhanh hơn, nhưng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường và các đối thủ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng kinh doanh thành công để tạo ra thu nhập. Bạn có thể lựa chọn hình thức hợp tác, đầu tư vào các mô hình kinh doanh để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự phát triển ổn định.

Đầu tư vào bất động sản

Bất động sản mang đến cơ hội đầu tư sinh lời hấp dẫn cho những người có dòng tiền nhàn rỗi đáng kể. Bạn có thể kiếm lời bằng cách đầu cơ, chuyển nhượng, lướt sóng đất đai. Bạn cũng có thể đầu tư vào nhà cho thuê, homestay,… để tạo ra nguồn thu nhập lớn bền vững. Bất động sản sẽ luôn tăng giá theo thời gian nên nếu dư dả tiền bạc thì đây là kênh đầu tư bạn nên cân nhắc.

Đầu tư mua bán vàng

Từ thời cha ông ta đến nay, vàng là kênh tích trữ tài chính an toàn cho những ai muốn kiếm lời “ăn chắc mặc bền”. Đầu tư vào vàng mất nhiều thời gian để sinh lời, nhưng vàng là một công cụ chống lạm phát hiệu quả, bạn không phải lo lắng về việc vàng mất giá như tiền mặt. Đặc biệt, nếu có biến động hoặc bất ổn, giá vàng gần như chắc chắn sẽ tăng, trong khi tiền tệ và các tài sản khác sẽ mất giá.

vàng là kênh tích trữ tài chính an toàn cho những ai muốn kiếm lời “ăn chắc mặc bền”

9 Bước lập kế hoạch chiến lược tự do tài chính cho bản thân

Bước 1: Hiểu vị thế tài chính của bản thân

Một người tự do tài chính là người luôn biết bản thân mình đang ở đâu trên bản đồ kinh tế. Vì vậy, bước đi đầu tiên trên con đường hoạch định tài chính cho bản thân chính là nắm rõ tình hình tài chính hiện tại, những khoản vay cũng như các khoản chi tiêu mà bạn đang phải trang trải.

Bước 2: Lập ra mục tiêu tự do tài chính cho bản thân

Để chinh phục đích đến một cách hiệu quả thì chắc chắn là ai cũng cần một mục tiêu rõ ràng. Quan trọng là các mục tiêu đó phải cụ thể, đo lường được, thực tế và có thời hạn theo tiêu chí SMART.

Bước 3: Theo dõi chi tiêu hằng ngày

Tiến tới tự do tài chính đồng nghĩa với việc bạn phải trở nên có trách nhiệm hơn với đồng tiền của mình. Và để làm được điều đó, bạn cần phải theo dõi chi tiêu một cách rõ ràng. 

Bạn chỉ cần lập ngân sách, ghi chép lại tất cả các khoản thu chi và tổng kết lại vào mỗi cuối tháng. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế lại đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì. Với ứng dụng Timo Digital Bank, việc quản lý chi tiêu trở nên dễ dàng hơn nhờ tiện ích báo cáo thu chi tháng và gắn thẻ chi tiêu. Việc này cũng sẽ giúp người dùng nhận ra nhiều khoản chi tiêu không cần thiết, giúp bạn tiết chế được nhu cầu vật chất. Từ đó, bạn có thể cân đối thu chi cho tháng tiếp theo hợp lý hơn.

Bước 4: Trả tiền cho bản thân đầu tiên

Trả tiền cho bản thân chính là đảm bảo cho tương lai của mình luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với khó khăn. Điều này có nghĩa là trước khi chi tiêu, bạn nên chuyển một khoản tiền nhất định vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư để làm quỹ phòng thân. Đồng thời, điều này cũng có thể tránh trường hợp bạn chi tiêu tùy ý.

Với tính năng Hũ chi tiêu của Timo Digital Bank, chỉ cần cài số tiền bạn muốn phàn chia vào mỗi hũ thì tiền của bạn sẽ được tự động chuyển vào khoản phòng hờ rủi ro. Từ đó, bạn sẽ không còn nỗi lo “vung tay quá trán” nữa. 

Bước 5: Chi tiêu ít hơn một cách có lý trí

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng chi tiêu ít đi tức là sống tằn tiện và khắc khổ. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng hầu như tiền tiết kiệm mới chính là số tiền bạn sở hữu. Chi tiêu ít hơn là hướng đến sự tiêu dùng thông thái, sự sáng tạo trong nếp sống hằng ngày. Có thể kể đến như nấu ăn tại nhà hay sử dụng các sản phẩm chất lượng cao, lâu bền,…

Bước 6: Trả các khoản nợ

Trả nợ không chỉ giúp cho dòng tiền trở nên dồi dào hơn trong tương lai mà còn giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt. Người dùng có 2 phương thức trả nợ: trả các khoản từ nhỏ đến lớn hoặc bắt đầu trả từ những khoản có lãi cao nhất. 

Bước 7: Luôn giữ suy nghĩ cầu tiến trong sự nghiệp 

Một ý chí cầu tiến là kim chỉ nam dẫn bạn đến với những mức thu nhập hấp dẫn. Sự nỗ lực trong thăng tiến sẽ giúp bạn nâng cao thu nhập, đồng thời khẳng định bạn đang đến gần hơn với tự do tài chính

Bước 8: Tạo thêm nguồn thu nhập

Các chuyên gia tài chính khuyến khích mọi người nên có từ 5 nguồn thu nhập trở lên nếu muốn có tự do tài chính. Vậy có thể tìm các nguồn thu nhập bổ sung ở đâu? Có 2 loại thu nhập được gọi là thu nhập chủ động và thu nhập bị động. 

Thu nhập chủ động là bạn kiếm tiền dựa trên công sức bỏ ra ở thời gian thực. Hình thức này ít nhiều bị giới hạn về thời gian bởi ai cũng chỉ có 24 giờ/ngày. Bạn chỉ có thể nhận những công việc ngoài giờ hành chính như viết lách, tài xế,…

Đối với thu nhập thụ động, bạn chỉ cần thực hiện công việc đó một lần nhưng đồng tiền vẫn tiếp tục vận động trong tài khoản của bạn. Ví dụ điển hình và vô cùng phổ biến hiện nay đó là những công việc như sản xuất video Youtube, sản xuất Podcast, bán khóa học online,…

>> Xem thêm: 6 cách gia tăng thu nhập đơn giản mà ai cũng dễ dàng thực hiện được

Bước 9: Đầu tư để nhanh chóng đạt tự do tài chính

Cuối cùng, để đạt được tự do tài chính thì không thể không kể đến đầu tư. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong đầu tư đó là đầu tư càng nhiều càng tốt. Nguyên tắc này tận dụng triệt để sức mạnh của lãi kép. Càng về sau, bạn sẽ tăng các khoản đầu tư mỗi năm với tỷ lệ cao hơn mức tăng thu nhập của bản thân. 

Số tiền tiết kiệm nên có ở mỗi độ tuổi 20, 30, 40, 50, 60 để sống an nhàn

Tuổi 20: Tiền tiết kiệm bằng 0 hoặc ít hơn.

Nếu bạn không có tiền tiết kiệm ở độ tuổi này thì bạn vẫn đang làm tốt hơn nhiều bạn bè đồng trang lứa. Bởi rất nhiều bạn trẻ ngoài kia đang gánh trên mình những khoản vay nợ chồng chất như vay tiền đại học, chi tiêu, trả nợ cho gia đình,…

Tuổi 25: Tiền tiết kiệm bằng mức lương của bạn

Nếu bạn đang có các khoản nợ, bạn cần sớm giải quyết chúng và bắt đầu tập thói quen tiết kiệm 10-15% thu nhập hằng tháng của mình. Ở giai đoạn này, bạn cần đầu tư vào kiến thức và xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho mình.

Tuổi 30: Tiền tiết kiệm bằng hai lần mức lương của bạn

Đến ngưỡng tuổi này, bạn nên trả hết các khoản nợ đang tồn đọng trước đó, tránh các khoản nợ xấu và tiếp tục tiết kiệm. Đồng thời, bạn cũng nên học cách đầu tư để tạo thêm nguồn thu nhập thụ động, điều này sẽ quyết định mức độ thành công và giàu có của bạn sau này.

Tuổi 35: Tiền tiết kiệm bằng ba lần mức lương của bạn

Ở độ tuổi này, bạn nên lập kế hoạch tài chính 10 năm, lựa chọn lối sống tối giản, duy trì điểm tín dụng tốt và tiết kiệm bằng 3 lần mức lương của bạn/năm để mau chóng đạt mức nghỉ hưu sớm.

Tuổi 40: Tiền tiết kiệm bằng bốn lần mức lương của bạn

Đây là thời điểm bạn đã sở hữu một lượng tài sản đáng kể trong tay. Nếu bạn đã đầu tư một cách khôn ngoan ở độ tuổi 25-35 thì bạn sẽ nhận được những quả ngọt đầu tiên ở độ tuổi 40 này. Hãy tiếp tục tiết kiệm và đầu tư dài hạn một cách cẩn trọng.

Tuổi 45: Tiền tiết kiệm bằng năm lần mức lương của bạn

Đến độ tuổi này, bạn không cần phải chứng minh bản thân trước mặt người khác nữa. Do đó, bạn không nên tốn tiền cho những bộ quần áo sang trọng hay bữa tiệc xa hoa mà nên chọn lối sống lành mạnh, thoải mái và đừng quên tiết kiệm cho tuổi già.

Tuổi 50: Tiền tiết kiệm bằng sáu lần mức lương của bạn

Đây là độ tuổi lãi kép phát huy sức mạnh của nó, số tiền bạn thu về có thể lớn hơn rất nhiều lần số tiền bạn đã đầu tư, tiết kiệm trước đó. Nếu bạn đã bỏ lỡ cơ hội làm giàu trong độ tuổi 30-40 thì cũng đừng nản chí. Mọi chuyện chưa bao giờ là quá muộn để bắt đầu.

Tuổi 55: Tiền tiết kiệm bằng bảy lần mức lương của bạn

Nếu thực hiện được các giai đoạn trên thì lúc này bạn đã tích lũy cho mình được khoản tiết kiệm khá lớn. Bạn nên lập thêm các quỹ dự phòng khẩn cấp cho trường hợp bất trắc và xác định xem mình muốn làm gì khi về già.

Tuổi 60: Tiền tiết kiệm bằng tám lần mức lương của bạn

Ở độ tuổi này, bạn đã tự lập tài chính và có thể an tâm nghỉ hưu mà không cần lo lắng quá về chuyện tiền bạc. Bạn có thể chọn sống cùng gia đình hoặc đi du lịch, trải nghiệm cuộc sống, chăm sóc bản thân hoặc tiếp tục kiếm tiền nếu muốn.

Bản đồ hành trình tự chủ tài chính tuổi 45

Bản đồ tự do tài chính của Robert T. Kiyosaki hay còn gọi là Kim tứ đồ. Đây là thuật ngữ được đặt cho mô hình về tiền trên thế giới và cách kiếm tiền, có tác dụng định hướng suy nghĩ và hành động để bạn hướng tới tự do tài chính tuổi 45. 

Kim tứ đồ được tạo ra từ hai đường thẳng vuông góc, phân chia thành 4 khu vực. Đại diện cho 4 nhóm công việc với 4 cách kiếm tiền khác nhau.

Kim tứ đồ đại diện cho 4 nhóm công việc với 4 cách kiếm tiền khác nhau
Bản đồ tự do tài chính của Robert T. Kiyosaki

Trong đó:

Nhóm bên trái là nhóm thu nhập chủ động. Nhóm này cần nhiều thời gian và công sức. Nếu ngưng làm việc thì nguồn thu nhập của bạn cũng ngưng. Đa số chúng ta thuộc nhóm này.

  • E (Employee): Người làm công ăn lương

Ví dụ: Bác sĩ, giáo viên, công nhân viên…..

  • S (Self-Employed): Tự làm chủ hoặc doanh nghiệp nhỏ

Ví dụ: Luật sư mở văn phòng riêng, chủ quán ăn, quán cafe…

Nhóm bên phải là nhóm thu nhập thụ động. Bạn có thể sử dụng thời gian, công sức của người khác hoặc tài sản của mình để tạo ra thu nhập mà không bị giới hạn bởi thời gian. Tiền có thể được tạo ra ngay cả khi bạn đang ngủ.

  • B (Business Owner): Chủ doanh nghiệp (Doanh nghiệp >500 nhân viên)

Ví dụ: Ông Phạm Nhật Vượng – chủ tịch Tập đoàn Vingroup,… 

  • I (Investor): Nhà đầu tư

Ví dụ: Nhà đầu tư bất động sản, cổ phiếu…

>> Xem thêm: 10 cách kiếm tiền thụ động hiệu quả ngay cả khi bạn ngủ

Để hiểu thêm về ý nghĩa của bản đồ tự do tài chính và cách ứng dụng bản đồ vào cuộc sống của bản thân, mời bạn đọc thêm bài viết Bản đồ tự do tài chính của Robert T. Kiyosaki giúp tự chủ tài chính tuổi 45

Trên đây là những thông tin hữu ích về các cấp độ tự do tài chính và từng bước lập kế hoạch tài chính cho cuộc đời bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức, động lực trên hành trình tự do tài chính hướng tới nghỉ hưu sớm và tận hưởng cuộc đời ý nghĩa hơn.

Để đạt được tự do tài chính, bạn cần phải nắm rõ các nguyên tắc và có ý chí quyết tâm để vượt qua những cám dỗ vật chất. Từ đó, bạn mới có thể sớm đạt được tài chính thịnh vượng như mong muốn. Hãy để Timo Digital Bank sát cánh bên bạn cùng những tiện ích tuyệt vời như Tiết kiệm trực tuyến (Term Deposit), Hũ chi tiêu (Money Pot). Tiết kiệm trực tuyến (Term Deposit) giúp khách hàng tạo nhiều sổ tiết kiệm với kỳ hạn khác nhau, còn Hũ chi tiêu giúp người dùng quản lý chi tiêu hợp lý hơn. Chần chờ gì nữa mà không tải ngay Timo Digital Bank để trải nghiệm ngay hôm nay?

Sở hữu ngay Tài khoản thanh toán Timo Chỉ với 2 phút đăng ký trên điện thoại

Miễn phí hoàn toàn phí chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm. Mở tài khoản ngân hàng online miễn phí, dễ dàng. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Miễn phí duy trì tài khoản, không yêu cầu số dư tối thiểu. MỞ TÀI KHOẢN TIMO NGAY!

—————————————————————————————————————————

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG SỐ TIMO

Timo là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam, được đảm bảo và đồng phát triển bởi Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank). Timo hoạt động dựa trên ứng dụng điện thoại/website, cho phép người dùng thực hiện hầu hết các giao dịch như mở tài khoản, gửi tiết kiệm, chuyển tiền,… như tại một ngân hàng thông thường theo hình thức trực tuyến và miễn phí hoàn toàn, không phí ẩn.

Timo đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín, bao gồm:

  • Giải thưởng “Ngân hàng kỹ thuật số phát triển nhanh nhất” do THE GLOBAL ECONOMICS trao tặng trong 2 năm liền.
  • TOP 8 ngân hàng số uy tín tại Châu Á năm 2021 do Tạp chí PaySpace và Seasia bầu chọn.
  • Vinh danh là “Ngân hàng tiên phong kết nối cộng đồng và phát triển bền vững” tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2022.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 1800 6788

Email: care@timo.vn

Địa chỉ:

  • Timo Hangout TP.HCM: 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Timo Hangout Hà Nội: 318 Phố Huế, Phường Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng
  • Timo Hangout Đà Nẵng: 23 Nguyễn Văn Linh, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu
  • Timo Hangout Cần Thơ: 79A Trần Phú, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ

THEO DÕI NGÂN HÀNG SỐ TIMO

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP 10 ngân hàng mở tài khoản online miễn phí chỉ 5 phút

Ngân hàng số Timo gửi đến quý khách hàng cách tạo và mở tài khoản...

Lạm phát giảm nhanh, liệu Fed có từ bỏ cắt giảm lãi suất không?

Những số liệu kinh tế Mỹ gần đây đã khiến các nhà đầu tư nghi...

Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán

Trong bối cảnh đầu năm với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang...

Hạn mức giao dịch đối với Thẻ Tín dụng Timo VISA

Tùy theo hạng thẻ, Timo thiết lập các hạn mức giao dịch khác nhau cho...

Tác động kép của việc Fed giảm lãi suất đối với kinh tế Việt Nam

Theo thông báo từ Fed, dự kiến họ sẽ thực hiện chính sách giảm lãi...

Đồng tiền châu Á nào được hưởng lợi khi Fed giảm lãi suất?

Dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sắp giảm lãi suất vào...