5 nguyên tắc tự chủ tài chính cá nhân ở tuổi 50 hiệu quả

Tự chủ tài chính cá nhân tuổi 50

Gần đây, cụm từ tự chủ tài chính cá nhân nổi lên như một trào lưu và trở thành lý tưởng sống mà nhiều người hướng đến. Vậy nên hôm nay, hãy để ngân hàng số Timo giải đáp thắc mắc xoay quanh chủ đề này cùng những nguyên tắc giúp bạn tự chủ tài chính cá nhân ở tuổi 50 hiệu quả. 

>>Tham khảo thêm:

Tại sao bạn nên tự chủ tài chính?

Tự chủ tài chính là trạng thái mà ở đó bạn có đủ khả năng kinh tế để chi trả cho nhu cầu cuộc sống mà không cần lo lắng. Đồng thời, bạn có thể giải quyết các vấn đề phát sinh mà không bị chi phối bởi tiền hoặc phụ thuộc vào bất cứ ai.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người trẻ lại quan tâm đến vấn đề này nhiều như vậy. Vì thể, tự chủ tài chính sớm đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích:

  • Tự chủ tài chính cho bạn sự tự tin để từ chối những điều khiến bạn cảm thấy không thoải mái ví dụ như một công việc nhàm chán, một món đồ không phù hợp,…
  • Tự chủ tài chính cho bạn sự tự tin để theo đuổi một công việc yêu thích, một đam mê,..
  • Tự chủ tài chính giúp bạn có thời gian tận hưởng cuộc sống như đi du lịch, trải nghiệm, hoặc đơn giản là nghỉ ngơi thoải mái ở nơi mình thích. 
  • Có thể hướng đến cuộc sống nghỉ hưu sớm.
  • Tự chủ tài chính giúp bạn có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, bạn bè và những mối quan hệ xung quanh.
  • Tự chủ tài chính cá nhân giúp bạn sớm cân bằng được cuộc sống. Nâng cao chỉ số hạnh phúc.

Tóm lại, tự chủ tài chính cá nhân sớm giúp bạn dễ dàng sắp xếp và làm chủ cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn cũng sớm học hỏi được nhiều kỹ năng cần thiết như: kĩ năng quản lý chi tiêu, kỹ năng đầu tư,

>> Tham khảo:

 

Tự chủ tài chính là trạng thái mà ở đó bạn có đủ khả năng kinh tế để chi trả cho nhu cầu cuộc sống
Tự chủ tài chính là trạng thái mà ở đó bạn có đủ khả năng kinh tế để chi trả cho nhu cầu cuộc sống (Nguồn: Internet)

Nguyên tắc để bạn tự chủ tài chính cá nhân hiệu quả

Đa số chúng ta quản lý việc chi tiêu và phân bổ nguồn tiền một cách ngẫu hứng mà ít khi lên kế hoạch. Chính vì vậy, những nguyên tắc sau đây có thể sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn: 

1. Đặt mục tiêu

Trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống, việc đặt ra cho bản thân mục tiêu tài chính rõ ràng luôn là điều cần thiết. Và trong việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân cũng không ngoại lệ. Những mục tiêu khác nhau đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch khác nhau.

Việc tạo ra danh sách các mục tiêu giúp bạn định hình tham vọng của mình một cách cụ thể thông qua những con số. Bạn sẽ biết mình đang hướng tới điều gì, nên làm gì để đạt được điều đó và cần thời gian bao lâu để thực hiện. Tuy nhiên, những mục tiêu đặt ra không nên xa rời thực tế để tránh sự kỳ vọng quá mức.

Trước khi hướng tới một mục tiêu lớn, hãy bắt đầu bằng những mục tiêu nhỏ hơn. Việc đánh giá nghiêm túc về khả năng của bản thân sẽ giúp bạn xác định được vị trí của mình ở hiện tại. Bạn có thể bắt đầu từ việc trích ra một phần nhỏ để tiết kiệm hoặc đầu tư mỗi tháng. Đừng quên theo dõi thường xuyên để kịp thời điều chỉnh các kế hoạch cho phù hợp nhé.

>>Xem thêm:

2. Chi tiêu tiết kiệm

Thông thường, mọi người thường tiết kiệm bằng những việc nhỏ như: thanh lý đồ cũ, tạo tài khoản tiết kiệm riêng, mang theo cơm khi đi làm,… Tuy nhiên, chúng ta lại dễ ” vung tay quá trán ” với những món đồ không cần thiết vào những dịp khuyến mãi, giảm giá. Vì vậy, cân nhắc thật kỹ trước khi mua cũng là một cách chi tiêu tiết kiệm.

Ngoài ra, có một phương pháp giúp việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân được nhiều người trên thế giới áp dụng thành công đó là nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính. Theo nguyên tắc này, bạn sẽ chia nhỏ thu nhập của mình thành 6 khoản ứng với 6 chiếc lọ với tỉ lệ phù hợp. Trong đó:

  • Chi tiêu cần thiết ( 55%): ăn uống, sinh hoạt, chi trả hóa đơn, giải trí,…
  • Tiết kiệm dài hạn (10%): mua xe, mua nhà,…
  • Quỹ giáo dục (10%): tham gia khóa học, mua sách,…
  • Quỹ hưởng thụ (10%): mua đồ xa xỉ, hưởng thụ,…
  • Quỹ tự do tài chính (10%): tiết kiệm, đầu tư.
  • Quỹ từ thiện (5%).

Mỗi chiếc lọ có một mục đích sử dụng riêng. Bạn không nên sử dụng tiền của lọ này để bù qua phần tiền thiếu của lọ khác. Quy tắc này có thể áp dụng cho bất cứ ai ở bất kỳ mức độ tài chính nào. Bạn có thể bắt đầu ngay khi sử dụng Hũ chi tiêu (Money Pot) của Timo hoặc tham khảo thêm quy tắc 50 20 30 để quản lý tài chính hiệu quả.

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính
Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính (Nguồn: Internet)

3. Đầu tư thông minh

Đầu tư là một cách giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập thụ động để hướng đến mục tiêu tự chủ tài chính cá nhân sớm hơn. Khởi đầu cho lựa chọn này, bạn có thể chọn cách ít rủi ro và thuận tiện là gửi tiết kiệm để sinh lời thông qua các ngân hàng uy tín. Hiện nay, lãi suất ngân hàng số Timo được đánh giá là khá cạnh tranh, bạn có thể gửi tiền với số tiền tối thiểu chỉ 100.000 đồng.

Từ số vốn ban đầu sau khi tiết kiệm, bạn hoàn toàn có thể học và làm quen với các kênh đầu tư khác có lãi suất cao hơn như bất động sản, cổ phiếu,… Tuy nhiên, rủi ro của những kênh này rất cao. Bạn nên tìm sự hướng dẫn từ các chuyên gia. Hoặc nếu ít kinh nghiệm, hãy tham khảo quỹ đầu tư tích luỹ VinaCapital, là công ty Quản lý quỹ với nhiều kinh nghiệm trong đầu tư sinh lời.

MỞ TIẾT KIỆM NGAY!

4. Không để nợ nần vướng bận

Trả hết nợ là mục tiêu tài chính ngắn hạn mà bạn nên xây dựng. Trừ những trường hợp bất khả kháng, bạn nên hạn chế vay nợ và nên thanh toán các khoản nợ sớm nhất có thể. Thay vào đó, bạn cũng nên kiểm soát chặt chẽ các chi tiêu hàng ngày để cân đối, tránh tình trạng thâm hụt quá nhiều.

Ngoài ra, chi tiêu thẻ tín dụng như một con dao hai lưỡi. Chính vì vậy, các khoản nợ tín dụng và khoản nợ có lãi suất cao nên được ưu tiên để giảm áp lực tài chính, tránh tình trạng lãi chồng thêm lãi và không có khả năng chi trả. 

5. Không ngừng học hỏi để tiến bộ

Học tập không bao giờ là đủ trong mọi lĩnh vực đời sống. Vì thế, việc trau dồi kiến thức tài chính mỗi ngày sẽ giúp bạn có có cái nhìn khách quan hơn với mọi vấn đề. Bên cạnh đó, việc này sẽ giúp bạn nâng cao và phát triển bản thân toàn diện, sẵn sàng đối diện với những khó khăn để hướng tới mục tiêu lớn hơn.

Tự chủ tài chính cá nhân tuổi 50 là mục tiêu được nhiều người theo đuổi nhưng không phải ai cũng kiên trì theo tới cuối cùng. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn tìm thấy sai lầm nào đó trong cách quản lý chi tiêu của mình lâu nay. Những nguyên tắc cũng chỉ là sự tham khảo cho hành trình của chính bạn. Quan trọng là hành động và sự quyết tâm. Hãy bắt đầu tiết kiệm ngay hôm nay với Tiết kiệm trực tuyến (Term Deposit) của Timo ngay trong app Timo.

Timo Term Deposit – Gửi tiết kiệm có kỳ hạn Lãi suất tiết kiệm cao, cạnh tranh

Thủ tục mở sổ đơn giản, nhanh chóng, chỉ từ 100.000 VNĐ. Chia nhỏ sổ tiết kiệm, rút vốn linh hoạt, bảo toàn lãi suất. Tất toán sổ online, tiền vốn và lãi chuyển ngay vào thẻ. Tiết kiệm càng dài, lãi suất càng cao ngay trên ứng dụng Timo! MỞ TIẾT KIỆM NGAY!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

RA MẮT THỬ THÁCH TIMO: NGƯỜI HÙNG KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Timo tự hào là Ngân hàng số đầu tiên giới thiệu tính năng Thử Thách...

Biểu phí Thẻ Ghi nợ Quốc tế Timo VISA

Timo hiện đang cung cấp hai loại thẻ ghi nợ Timo VISA: Thẻ vật lý...

TOP 10 ngân hàng mở tài khoản online miễn phí chỉ 5 phút

Ngân hàng số Timo gửi đến quý khách hàng cách tạo và mở tài khoản...

Lạm phát giảm nhanh, liệu Fed có từ bỏ cắt giảm lãi suất không?

Những số liệu kinh tế Mỹ gần đây đã khiến các nhà đầu tư nghi...

Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán

Trong bối cảnh đầu năm với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang...

Hạn mức giao dịch đối với Thẻ Tín dụng Timo VISA

Tùy theo hạng thẻ, Timo thiết lập các hạn mức giao dịch khác nhau cho...