Tín dụng là gì? Tín dụng ngân hàng là gì? Các đặc điểm cơ bản

Tín dụng ngân hàng là gì?

Trước đây, khi muốn đi vay ngân hàng, bạn thường sẽ nghe thuật ngữ vay thế chấp, vay tín dụng,… và tín dụng ngân hàng. Vậy tín dụng ngân hàng là gì? Cùng Timo tìm hiểu ngay qua bài phân tích tín dụng ngân hàng dưới đây nhé!

Xem thêm:

Tín dụng là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm tín dụng ngân hàng, bạn cần phải hiểu rõ về hai từ “tín dụng”. Hiểu đơn giản thì tín dụng dùng để chỉ mối quan hệ giữa người vay và người cho vay. Trong đó, người cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa/ vật chất cho người vay và chỉ được vay trong một khoản thời gian nhất định. Theo đó, người đi vay sẽ có nghĩa vụ phải trả đủ số tiền hoặc hàng hóa đã vay mượn và kèm theo hoặc không kèm theo tiền lãi. Nói chung, tín dụng là một hình thức vay mượn mà bạn dựa trên sự tin tưởng giữa hai bên với nhau.

Tín dụng là từ dùng để chỉ mối quan hệ giữa người đi vay và bên cho vay.
Tín dụng là từ dùng để chỉ mối quan hệ giữa người đi vay và bên cho vay (Nguồn: Internet)

Đọc thêm: Tín dụng đen là gì?

Tín dụng ngân hàng là gì?

Vậy, sau khi tìm hiểu về khái niệm tín dụng, bạn cũng có thể hiểu tín dụng ngân hàng chính là để ám chỉ mối quan hệ tín dụng (sự tin tưởng) giữa ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp hoặc các cá nhân (bên vay tài sản). Trong đó, ngân hàng sẽ chuyển giao tài sản cho bên vay sử dụng trong một thời gian nhất định được thỏa thuận theo hợp đồng. Khi đến hạn, bên đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả cả gốc lẫn tiền lãi cho ngân hàng.

Tín dụng ngân hàng là gì?
Tín dụng ngân hàng là chỉ mối quan hệ giữa ngân hàng và bên đi vay (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: Tín dụng là gì? Những điều bạn cần biết về tín dụng ngân hàng

Phân loại tín dụng ngân hàng chính xác

Cũng như các hình thức vay khác, vay tín dụng ngân hàng cũng có nhiều loại khác nhau căn cứ vào thời gian, đối tượng, mục đích,…

Phân loại theo thời gian tín dụng

Căn cứ vào thời hạn tín dụng sẽ có 3 loại cơ bản sau:

  • Tín dụng ngân hàng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng. Loại này thường được dùng để cho vay với mục đích bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc nhu cầu thanh toán cho việc sinh hoạt của cá nhân.
  • Tín dụng ngân hàng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Mục đích của loại này là để doanh nghiệp vay vốn mua sắm tài sản cố định hoặc cải tiến, đổi mới kĩ thuật, mở rộng quy mô nhỏ doanh nghiệp. Còn đối với cá nhân, vay tín dụng ngân hàng thường được cho vay với mục đích xây dựng nhà ở, mua sắm hàng tiêu dùng có giá trị lớn.
  • Tín dụng ngân hàng dài hạn: Đây là loại tín dụng có thời hạn vay trên 60 tháng. Đặc biệt loại tín dụng này thường được cho doanh nghiệp vay để đầu tư xây dựng mới, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn.

Phân loại theo đối tượng tín dụng

Nếu căn cứ đối tượng tín dụng, thì sẽ được chia thành hai loại:

  • Tín dụng vốn lưu động: Đây là loại tín dụng với mục đích cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế.
  • Tín dụng vốn cố định: Tín dụng vay vốn cố định thường được cấp cho mục đích hình thành vốn cố định của các doanh nghiệp. Loại tín dụng này cũng thường được thực hiện dưới hình thức vay vốn trung hạn và dài hạn.

Phân loại theo đối mục đích sử dụng vốn tín dụng

Dựa vào mục đích sử dụng tín dụng ngân hàng sẽ được phân thành 2 loại:

  • Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các doanh nghiệp hoặc chủ thể kinh tế để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người vay.

Phân loại theo chủ thể tín dụng

Tín dụng ngân hàng cũng được phân loại dựa trên chủ thể quan hệ tín dụng, cụ thể:

  • Tín dụng thương mại: Là mối quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và tổ chức cho vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hóa.
  • Tín dụng ngân hàng: Là mối quan hệ giữa ngân hàng (bên cho vay) và các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức (bên đi vay).
  • Tín dụng nhà nước: Là hình thức tín dụng giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội. Lúc này, nhà nước có thể vừa là người đi vay, cũng vừa có thể là người cho vay.

Phân loại theo tính chất bảo đảm tiền vay

  • Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Là loại tín dụng đòi hỏi khách hàng, bên bảo lãnh phải có các loại tài sản đảm bảo hoặc hình thành vốn vay.
  • Tín dụng đảm bảo không bằng tài sản: Là loại tín dụng đòi hỏi người đi vay phải được đảm bảo dưới hình thức tín chấp. Việc cho vay sẽ được thực hiện theo chỉ định của Chính phủ và hộ nông dân vay vốn và được bảo lãnh của tổ chức đoàn thể hoặc chính quyền địa phương.

Phân loại theo lãnh thổ hoạt động tín dụng

  • Tín dụng nội địa: Quan hệ tín dụng phát sinh chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia được gọi là tín dụng nội địa.
  • Tín dụng quốc tế: Quan hệ tín dụng được phát sinh giữa các quốc gia với nhau hoặc của một tổ chức tín dụng quốc tế và một quốc gia.

Xem thêm:

Tín dụng quốc tế có thể sử dụng trên toàn thế giới nên vô cùng tiện lợi
Tín dụng quốc tế có thể sử dụng trên toàn thế giới nên vô cùng tiện lợi (Nguồn: Internet)

Các đặc điểm của tín dụng ngân hàng là gì?

Nếu so với các hình thức khác, tín dụng ngân hàng có rất nhiều ưu điểm nổi bậc và hỗ trợ cho rất nhiều đối tượng vay. Bạn cần hiểu rõ những ưu điểm của tín dụng ngân hàng để có thể cân nhắc về việc có nên vay ngân hàng hay không. Một số đặc điểm của tín dụng ngân hàng như sau:

  • Đáp ứng cho mọi đối tượng: Tín dụng ngân hàng tiện lợi cho hầu hết các đối tượng khách hàng.
  • Cho vay bằng tiền tệ: Vì bên cho vay chủ yếu huy động vốn từ hầu hết các thành phần trong xã hội, chứ không chỉ hoàn toàn từ vốn cá nhân như hình thức khác. Vậy nên, tín dụng ngân hàng hầu hết được cho vay với hình thức tiền tệ, do đó, nó khá linh hoạt và phổ biến trên thị trường.
  • Thời hạn cho vay linh hoạt: Do có nhiều thời hạn vay như ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Vậy nên, ngân hàng có thể dễ dàng điều chỉnh nguồn vốn phù hợp với nhu cầu về thời hạn cho từng đối tượng khách hàng.
  • Thỏa mãn tối đa nhu cầu về vốn của cá nhân, tổ chức: Bởi bên cho vay có thể huy động nguồn vốn dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn nên có thể đáp ứng được nhu cầu của bên vay một cách tốt nhất.

Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế thị trường

Vậy vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế thị trường là gì? Cùng Timo tìm hiểu về vai trò thật sự của tín dụng lên từng đối tượng đi vay như sau.

  • Đối với cá nhân

Tín dụng ngân hàng sẽ giúp cho họ có một cuộc sống ổn định, đầy đủ và sung túc hơn. Bởi do nó giúp họ sở hữu trước những món hàng cần thiết với hình thức vay trả góp như: Nhà cửa, xe cộ, đồ gia dụng,…

  • Đối với doanh nghiệp, tổ chức 

Tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp. Bởi do, ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay để đáp ứng nhu cầu mở rộng vốn để có thể tăng gia sản xuất, đẩy mạnh trao đổi, phân phối, mở rộng quy mô doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn để hoạt động hiệu quả và phát triển hơn nữa. 

Do tác động tích cực nhằm mục đích phát triển đời sống của cá nhân và giúp đỡ doanh nghiệp phát triển nên tín dụng ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tóm lại, có thể nói tín dụng chính là nền tảng để kinh tế tăng trưởng và xã hội.

Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế và xã hội
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế và xã hội (Nguồn: Timo)

Phân biệt tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

Để có thể thực hiện đưa ra các quyết định đi vay chính xác, bạn cần phải phân biệt rõ hơn về loại tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Cụ thể như sau:

Điểm giống nhau

Cả tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại cùng có mục đích chung là phục vụ cho quá trình sản xuất và giúp việc lưu thông hàng hóa được tiện lợi hơn để thu lại lợi nhuận. 

Điểm thứ hai là cả hai đối tượng (người cấp tín dụng và người hưởng tín dụng) đều được hưởng một khoản lợi ích thông qua việc tạm chiếm dụng vốn của bên cấp tín dụng.

Điểm khác nhau

Đặc điểmTín dụng ngân hàngTín dụng thương mại
Khái niệmĐây là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng/ tổ chức tín dụng với doanh nghiệp hoặc cá nhân (bên đi vay). Trong đó, ngân hàng sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định được thỏa thuận theo hợp đồng. Còn bên đi vay thì phải có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn.Đây là mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp và được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, trả chậm hoặc trả góp. Đến hạn thanh toán đã thỏa thuận thì doanh nghiệp mua phải hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho bên cho bán hàng bằng tiền tệ.
Chủ thểMột bên là ngân hàng, một bên là chủ thể khác trong kinh tế.Các doanh nghiệp với nhau.
Đối tượngTiền tệ và hiện vậtHàng hóa
Công cụHuy động sổ tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ quỹ, tiền gửi,…Cho vay hợp đồng tín dụng, tín chấp,…Thương phiếu
Thời hạnTrung hạn và dài hạnNgắn hạn
Lãi suấtCao hơnThấp hơn
Tính chất tác độngGián tiếpTrực tiếp
Tác dụngNgân hàng là chủ thể đi vay (khi so với chủ thể dư tiền – tức là những người gửi tiền ngân hàng,…) và vừa là người cho vay (đối với chủ thể cần tiền – tức là người cần vay tiền)=> Do đó, ngân hàng có tác động rất lớn đến các chủ thể khác trong nền kinh tế và là tác nhân cho dòng tiền được lưu chuyển liên tục.Vì là mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau nên thường là họ có sự quen biết, nên thủ tục diễn ra mau lẹ và nhanh gọn.=> Tác dụng của tín dụng thương mại là để mở rộng mối quan hệ hợp tác lâu bền giữa các doanh nghiệp.
Hạn chếThủ tục, trình tự phức tạp hơn.Các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào sự uy tín của nhau, thông thường quy mô của bên cho vay phải lớn hơn của bên đi vay.
Phân biệt tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại để sử dụng đúng mục đích

Trên đây chính là các thông tin liên quan đến tín dụng ngân hàng. Nhìn chung, việc vay tín dụng ngân hàng là một điều nên làm để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã hội. Vai trò của tín dụng ngân hàng cũng rất quan trọng đối với nền kinh tế thị trường.

Nếu bạn đang muốn mở thẻ tín dụng để tiện lợi trong việc chi tiêu cá nhân thì có thể mở thẻ tín dụng Timo Visa. Đến với Timo, khách hàng sẽ được mở thẻ với phí thường niên được miễn phí trọn đời, hạn mức tín dụng cao lên đến 500.000.000 triệu đồng. Thẻ Timo Visa còn được công nhận trên 62.000 địa điểm trên toàn lãnh thổ Việt Nam và 30 triệu địa điểm trên toàn cầu.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP 10 ngân hàng mở tài khoản online miễn phí chỉ 5 phút

Ngân hàng số Timo gửi đến quý khách hàng cách tạo và mở tài khoản...

Lạm phát giảm nhanh, liệu Fed có từ bỏ cắt giảm lãi suất không?

Những số liệu kinh tế Mỹ gần đây đã khiến các nhà đầu tư nghi...

Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán

Trong bối cảnh đầu năm với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang...

Hạn mức giao dịch đối với Thẻ Tín dụng Timo VISA

Tùy theo hạng thẻ, Timo thiết lập các hạn mức giao dịch khác nhau cho...

Tác động kép của việc Fed giảm lãi suất đối với kinh tế Việt Nam

Theo thông báo từ Fed, dự kiến họ sẽ thực hiện chính sách giảm lãi...

Đồng tiền châu Á nào được hưởng lợi khi Fed giảm lãi suất?

Dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sắp giảm lãi suất vào...