Tiết kiệm là gì? Ý nghĩa và nguyên tắc thực hành lối sống tiết kiệm

Tiết kiệm là gì?

Trong cuộc sống, để trở nên hoàn thiện và phát triển hơn thì ai cũng phải xây dựng cho mình những lối sống đẹp. Trong đó, tiết kiệm cũng là một yếu tố con người cần thực hành và phát huy để mang lại những lợi ích thiết thực. Vậy tiết kiệm là gì? Cách rèn luyện đức tính tiết kiệm như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Ngân hàng số Timo để tìm hiểu ngay nhé! 

Tham khảo: 

Tiết kiệm là gì?

Tiết kiệm là việc giảm bớt hao tổn trong việc sử dụng tài sản, lao động, vốn, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được các mục tiêu đã đề ra. 

Trong việc sử dụng vốn, ngân sách nhà nước, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và những tài nguyên do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là sử dụng ở mức thấp hơn định tiêu chuẩn, tiêu chuẩn nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã đề ra, hoặc sử dụng đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu.

Tiết kiệm là gì?
Khái niệm tiết kiệm (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 

Nội dung của việc tiết kiệm

Tiết kiệm là sử dụng của cải hợp lý, thời gian và công sức lao động một cách có hiệu quả. Người tiết kiệm phải biết chi tiêu, cân đối có tính toán, kế hoạch, xem xét đầy đủ các yếu tố để giảm các hao tổn trong sản xuất nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. 

Ngoài ra, tiết kiệm còn thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của chính mình và người khác, làm giàu cho gia đình, bản thân và đất nước. 

Các hình thức tiết kiệm hiện nay

Một số hình thức tiết kiệm phổ biến hiện nay mà bạn có thể thực hành theo như: 

  • Tiết kiệm sức lao động: Nghĩa là sắp xếp, tổ chức một cách phù hợp để nâng cao năng suất lao động, 1 người làm bằng 2,3 người cộng lại.  
  • Tiết kiệm thời gian: Mỗi thời điểm bạn đều tận dụng một cách tối ưu để tạo ra những lợi ích cho bản thân và xã hội. 
  • Tiết kiệm tiền: Phải tiết kiệm ngân sách cho bản thân, nhà nước, nhân dân để phòng cho những tình huống khẩn cấp và giúp cải thiện đời sống chất lượng hơn.

Tại sao cần phải tiết kiệm?

Tiết kiệm không chỉ đem tới lợi ích cho bản thân mà còn giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn, cụ thể: 

  • Phòng hờ những tình huống khẩn cấp: Một khoản tiền tiết kiệm sẽ giúp bạn xoay sở khi gặp những điều bất ngờ ập tới như ốm đau bệnh tật, hư xe,sự cố trong công việc,…
  • Cải thiện đời sống: Nếu bạn đang có kế hoạch cho tương lai như nâng cấp ngôi nhà, đổi xe, mua điện thoại mới,… thì hãy tiết kiệm ngay từ bây giờ để chất lượng cuộc sống ngày càng ổn định hơn.
  • Tiết kiệm cho nghỉ hưu: Nếu bạn tiết kiệm lúc còn trẻ thì khi về già sẽ có một số tiền ổn định, cho phép bản thân nghỉ hưu sớm để tận hưởng khoảng thời gian hạnh phúc bên gia đình và bạn bè. 
  • Giúp bạn giải trí: Bên cạnh cuộc sống bộn bề thì bạn luôn cần những lúc thư giãn và giải trí. Khi tiết kiệm, bạn có thể tự thưởng cho bản thân những chuyến đi chơi, du lịch thoải mái mà không lo suy nghĩ. 
Tiết kiệm mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, gia đình, xã hội
Tiết kiệm mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, gia đình, xã hội (Nguồn: Internet)

Người có đức tính tiết kiệm là người như thế nào?

Nguyên tắc cơ bản của việc thực hành tiết kiệm và chống lãng phí

Một số nguyên tắc trong việc thực hành tiết kiệm mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng trong cuộc sống như: 

  • Tiết kiệm là một trong những nhiệm vụ thường xuyên từ các đường lối, chính sách, chủ trương cho đến tổ chức thực hiện gắn liền với giám sát, kiểm tra. 
  • Việc tiết kiệm cần phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, chế độ và định mức phù hợp với các điều kiện theo quy định pháp luật.
  • Phải đồng thời tiết kiệm và cải cách hành chính, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao mà không ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức khác.
  • Cần phải tiết kiệm thông qua việc phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp chính quyền, cơ quan hay tổ chức khác nhau khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời phải gắn với trách nhiệm của người đứng đầu hoặc từng cán bộ, viên chức, công chức trong cơ quan để việc thực hành tiết kiệm được diễn ra đúng chỉ tiêu và hiệu quả. 
  • Cần đảm bảo sự minh bạch, công khai và dân chủ trong tiết kiệm; đảm bảo vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức và thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân khi thực hành tiết kiệm.

Một vài lĩnh vực cần phải thực hành tiết kiệm theo quy định của pháp luật

Một số lĩnh vực cần phải thực hành tiết kiệm theo quy định của pháp luật như sau: 

  • Tiết kiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.
  • Tiết kiệm trong việc ban hành và thực hiện tiêu chuẩn, định mức và chế độ.
  • Thực hành tiết kiệm trong quản lý trụ sở làm việc, nhà ở công vụ; đầu tư xây dựng và công trình phúc lợi công cộng.
  • Tiết kiệm trong việc lập, thẩm định, dự toán, phê duyệt, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước một cách hợp lý. 
  • Thực hành tiết kiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước hợp lý, đồng thời tổ chức bộ máy nhà nước. 
  • Tiết kiệm trong việc mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại hoặc thiết bị làm việc của các tổ chức, cơ quan tại khu vực nhà nước.
  • Thực hành tiết kiệm trong việc khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên.
  • Tiết kiệm trong việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn vốn của nhà nước tại các công ty, doanh nghiệp.

Cách rèn luyện đức tính tiết kiệm 

Tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp, giúp cải thiện đời sống cá nhân và xã hội ngày càng phát triển. Để rèn luyện cho bản thân thói quen tiết kiệm, bạn có thể tuân theo một số cách như sau:  

  • Xác định mục tiêu tiết kiệm cho bản thân, gia đình, chẳng hạn như mua nhà, mua xe, bảo hiểm,…
  • Tạo kế hoạch tiết kiệm chi tiết và hợp lý
  • Tạo nhật ký chi tiêu để biết bản thân có những khoản chi nào chưa phù hợp, từ đó điều chỉnh và cân bằng lại. 
  • Chọn sự chủ động. 
  • Tránh mua sắm những thứ không cần thiết. 
  • Tìm kiếm các cách tiết kiệm tài chính. 
Việc rèn luyện thói quen tiết kiệm vô cùng cần thiết
Việc rèn luyện thói quen tiết kiệm vô cùng cần thiết (Nguồn: Internet)

Cách gửi tiết kiệm với Timo Term Deposit

Hiện nay, Timo có hai loại tài khoản tiết kiệm là gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Khi bạn muốn sinh lời từ khoản lãi thì tính năng gửi tiết kiệm có kỳ hạn – Term Deposit của Timo sẽ là một lựa chọn tối ưu dành cho bạn với các ưu điểm nổi trội: 

  • Mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường, tăng dần theo thời gian bạn gửi tiền từ 6.0% đến 8.9%, cho phép bạn có thể sinh lời từ khoản tiền chưa dùng đến, chỉ với số tiền tối thiểu 100.000 đồng bạn đã có thể mở sổ nhanh chóng. 
  • Timo Term Deposit có tính năng chia nhỏ khoản tiền tiết kiệm có kỳ hạn thành nhiều tài khoản nhỏ tối đa lên đến 4 sổ. Như vậy, bạn có thể linh động rút một phần chi phí khi có việc cần thiết, đồng thời các sổ còn lại vẫn được giữ nguyên lãi suất tiết kiệm.  
  • Kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm đa dạng từ 1 đến 18 tháng. 
  • Tính năng Goal Save – gửi tiết kiệm mục tiêu với lãi suất không kỳ hạn là 1%/năm. Goal Save giúp khách hàng tự động trích tiền tùy chọn định kỳ từ tài khoản mặc định của bạn, sau đó đưa vào những mục tiêu tiết kiệm mà bạn đặt ra dựa trên nhu cầu thực tế.

Với mức lãi suất tiết kiệm cạnh tranh, hấp dẫn, sử dụng tiện lợi và dễ dàng, thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, Timo Term Deposit là tính năng gửi tiết kiệm mà bạn không nên bỏ lỡ. Tiết kiệm càng lâu dài thì lãi suất càng cao, còn chần chừ gì mà không mở sổ ngay trên ứng dụng Timo!

Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng số Timo nhanh chóng với lãi suất cao
Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng số Timo nhanh chóng với lãi suất cao

Những vấn đề cần lưu ý khi tiết kiệm

1. Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư vàng?

Cả hai hình thức gửi tiết kiệm và đầu tư vàng đều là những kênh đầu tư sinh lời ổn định. Nếu muốn mua vàng để đầu tư bạn cần có khả năng phân tích và dự đoán biến động của nền kinh tế. Trong khi đó, gửi tiết kiệm được xem là kênh sinh lời an toàn nên lợi nhuận không cao. Với số vốn đó, tùy vào từng thời điểm mà bạn có thể phân chia phù hợp để gửi tiết kiệm hay mua vàng nhiều hơn.

2. Nên để tiền trong thẻ hay gửi tiết kiệm?

Khách hàng cần cân nhắc đến nhu cầu sử dụng tài chính của mình. Nếu chỉ dùng để giao dịch, thanh toán hóa đơn mua sắm và các dịch vụ tiện ích thì bạn nên để tiền trong thẻ. 

Đặc biệt, nếu bạn lo để tiền trong thẻ sẽ dẫn đến việc tiêu xài phung phí, thì Timo Goal Save sẽ giúp bạn phân chia thành các hũ chi tiêu. Tính năng này giúp bạn tiết kiệm theo các mục tiêu và số tiền cụ thể, mỗi tháng, Timo sẽ tự động chuyển tiền từ tài khoản Spend Account vào Timo Goal Save theo nhu cầu của bạn. 

3. Gửi tiết kiệm 1 năm ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

Lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng trên thị trường đang cạnh tranh khá gay gắt. Đầu năm 2023, các hàng đã hấp dẫn người dùng với các gói gửi tiền tiết kiệm hấp dẫn, lãi suất một số ngân hàng đã lên đến 9,0%/năm. 

Khi gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn tại Timo, bạn sẽ được áp dụng mức lãi suất vô cùng hấp dẫn thuộc top trên thị trường. Chỉ với tối thiểu 100.000 đồng, bạn đã có thể mở sổ tiết kiệm một cách nhanh chóng ngay tại app Timo. 

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc tiết kiệm là gì, tại sao phải tiết kiệm và cách rèn luyện đức tính này như thế nào cho hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Để tiết kiệm cho kế hoạch, hãy tải ngay app Timo để trải nghiệm các tính năng hiện đại và tiện ích ngay bạn nhé!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

RA MẮT THỬ THÁCH TIMO: NGƯỜI HÙNG KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Timo tự hào là Ngân hàng số đầu tiên giới thiệu tính năng Thử Thách...

Biểu phí Thẻ Ghi nợ Quốc tế Timo VISA

Timo hiện đang cung cấp hai loại thẻ ghi nợ Timo VISA: Thẻ vật lý...

TOP 10 ngân hàng mở tài khoản online miễn phí chỉ 5 phút

Ngân hàng số Timo gửi đến quý khách hàng cách tạo và mở tài khoản...

Lạm phát giảm nhanh, liệu Fed có từ bỏ cắt giảm lãi suất không?

Những số liệu kinh tế Mỹ gần đây đã khiến các nhà đầu tư nghi...

Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán

Trong bối cảnh đầu năm với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang...

Hạn mức giao dịch đối với Thẻ Tín dụng Timo VISA

Tùy theo hạng thẻ, Timo thiết lập các hạn mức giao dịch khác nhau cho...