Một tháng sinh viên cần tiêu bao nhiêu tiền?

Cuộc sống sinh viên với nhiều thứ cần phải chi trả, từ tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền đi lại cho đến tiền học tập. Mặc dù một số bạn sinh viên đã có ý thức đi làm thêm để chi trả bớt phần nào những chi phí trong cuộc sống, nhưng về mặt nào đó, các sinh viên vẫn còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình. Mỗi bạn sinh viên sẽ có những nhu cầu chi tiết khác nhau, tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình. Vậy một tháng sinh viên xin bố mẹ bao nhiêu tiền, theo mặt bằng chung hiện nay?

>>Tham khảo:

3 triệu đồng là mức phí trung bình để các sinh viên chi tiêu

Hãy thử tính một bài toán chi tiêu căn bản của các sinh viên hiện nay nhé:

  • Tiền nhà trọ: Nếu ở ghép (tính luôn cả điện nước) thì vào khoảng 1.000.000 VND/tháng.
  • Tiền ăn: 50.000/ngày, một tháng khoảng 1.500.000 VND
  • Tiền đi lại, sách vở: 500.000 VND
  • Tổng tiền: 3.000.000 VND

Như vậy ta cũng có thể thấy, 3.000.000 là số tiền cơ bản mà các sinh viên cần phải xin bố mẹ để có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của mình. Đấy là còn chưa kể đến những khoản tiền nhỏ nhỏ phát sinh như cà phê, gym, quần áo,… thì nếu không tiết kiệm thì 3.000.000 VND chắc chắn sẽ không đủ để chi trả cho cuộc sống.

>>Xem thêm:

Mức chi tiêu tối thiểu của mỗi sinh viên (Nguồn Internet)
Mức chi tiêu tối thiểu của mỗi sinh viên (Nguồn Internet)

10 “phép” tiết kiệm tiền sinh hoạt cho sinh viên

Đối với những bạn sinh viên muốn dành hoàn toàn thời gian cho công việc học tập của mình nên không đi làm thêm, các bạn vẫn có thể biết cách tiết kiệm được để cho cuộc sống của mình trở nên thoải mái hơn.

  1. Mua hoặc thuê sách cũ, xin lại từ những anh chị khóa trên. Nếu bạn đã ghi chép đủ những ý cần thiết của môn đã học thì có thể bán lại sách của học kỳ trước.
  2. Hạn chế đi ăn ở hàng quán.
  3. Không bao giờ đi đến cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng tiện lợi khi đói vì bạn sẽ mua những món không cần thiết khác. Hãy đến thẳng một quán ăn nào đó và khỏa lấp cơn đói.
  4. Đi bộ, xe buýt hoặc xe đạp thay vì đi xe máy vừa tốn tiền xăng vừa tốn tiền gửi xe.
  5. Mua sắm, giải trí ở những nơi có ưu đãi cho sinh viên. Sử dụng gói cước điện thoại sinh viên.
  6. Khi lên kế hoạch ăn uống mỗi tuần, rủ thêm bạn cùng phòng để cùng chia phí nguyên vật liệu nấu ăn.
  7. Bán lại những thứ bạn không cần trên những trang web miễn phí như Chợ Tốt, nhóm bán đồ cũ công khai trên Facebook,…
  8. Nếu không có cách nào giảm được phí thuê nhà thì hãy giảm những loại phí liên quan. Ví dụ thương thảo sử dụng chung Internet với phòng bên cạnh, sử dụng đèn tiết kiệm điện, ngắt những thiết bị “ngốn” điện như tủ lạnh, sử dụng bếp ga mini thay vì bếp điện,…
  9. Đăng ký học kỳ hè vừa đẩy nhanh quá trình học vừa hạn chế bạn tiêu tiền đi chơi.
  10. Sử dụng ứng dụng quản lý tiền trên điện thoại để luôn theo dõi được tiền đã đi đâu.

Hãy cân nhắc lại những khoản chi phí mà bạn đã tiêu và lên phương án điều chỉnh chúng sao cho phù hợp. Nếu bạn biết cách kiểm soát số tiền mình chi tiêu thì chỉ khoảng 2 triệu đến 2 triệu rưỡi là cũng đủ để cho bạn sống thật tốt rồi.

>>Xem thêm:

Ứng dụng Timo giúp sinh viên vừa quản lý tài chính tốt vừa tiết kiệm

Hiện nay có nhiều ứng dụng tài chính tiện lợi và thủ tục đăng kí cũng dễ dàng như là Timo. Bạn có thể tích lũy tiền ở trong thẻ Timo này và sử dụng một cách thật thông minh. Với Timo, bạn sẽ được:

Ngoài ra, Timo còn có một số các tính năng phục vụ cho việc tiết kiệm của bạn như là tính năng tiết kiệm Goal Save giúp bạn lên kế hoạch mục tiêu để có được số tiền mình mong muốn. Kết hợp cùng với việc đi làm thêm chắc chắn sẽ giúp cho bạn không phải rơi vào cảm giác túng thiếu mỗi tháng.

Với những mẹo trên, bạn sẽ chỉ cần xin bố mẹ một khoảng hợp lý để chi tiêu cho những tháng năm đầu đi học. Khi đã quen hơn với cuộc sống phương xa thì bạn có thể đi làm thêm để đỡ đần cho phụ huynh. Timo cũng sẽ giúp bạn sinh viên bằng cách miễn phí hầu hết các dịch vụ ngân hàng của mình. Hãy để Timo đồng hành với bạn. Đăng ký tài khoản ngân hàng Timo ngay nhé!

Timo Goal Save – Tiết kiệm mục tiêu

Rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần lo lắng về việc mất lãi suất

Timo sẽ tính số tiền cần tiết kiệm để đạt được mục tiêu

Hiện thực hóa mục tiêu ngắn hạn, lợi nhuận tốt hơn với Timo Goal Save!

MỞ TIẾT KIỆM NGAY!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào 2024? Gửi tiết kiệm ngắn hạn hay dài hạn sẽ lợi hơn?

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn và gửi có kỳ hạn là 2 cách gửi...

Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng đơn giản, chính xác 2024

Mỗi loại hình dịch vụ gửi tiết kiệm mà ngân hàng có công thức tính...

Tiết kiệm tích lũy là gì? Nên gửi tích lũy hay thông thường?

Nên gửi tiết kiệm tích lũy ngân hàng nào tốt nhất

Sổ tiết kiệm là gì? Làm sổ tiết kiệm cần gì? Cách mở sổ online

Trong cuộc sống hiện đại, ai cũng có nhu cầu tích lũy tài chính cho...

Cách gửi tiết kiệm online an toàn, ít rủi ro, lãi suất cao

Tại Việt Nam, ngân hàng số đang trở thành xu thế với sự phát triển...

[3/2024] Gửi tiết kiệm ngân hàng 1 tỷ lãi bao nhiêu 1 tháng, 1 năm?

Thông tin lãi suất ngân hàng khi gửi 1 tỷ được khá nhiều khách hàng...