Nhiều người thường không coi trọng tiền lẻ và cho rằng phải có nhiều tiền thì mới bắt đầu tiết kiệm được. Tuy nhiên, không quan trọng là bạn đang cắt giảm chi phí hay dành ra bao nhiêu tiền dành cho tiết kiệm. Nếu mỗi ngày tiết kiệm 10 nghìn, tới cuối tháng sẽ có một khoản kha khá mà bạn không ngờ tới đấy.
>> Xem thêm: 9 Bí quyết giúp bạn tiết kiệm tiền mỗi ngày hiệu quả nhất
Không nên coi thường giá trị của tiền lẻ
Tiền lẻ là những đồng tiền mệnh giá nhỏ từ 1.000-5.000 đồng, và thậm chí là 10.000 đồng. Với mệnh giá này bạn vẫn có thể mua được bánh, nước hoặc đi xe bus,… Nhưng mọi người thường ít quan tâm đến chúng và bỏ quên ở trong ngăn tủ, quần áo,… Thậm chí, một số người còn không bao giờ kiểm soát số tiền lẻ của mình được chi tiêu như thế nào.
Để không làm mất đi giá trị của những đồng tiền này, bạn nên học thói quen “tích tiểu thành đại”. Nếu không sử dụng tiền lẻ, bạn có thể gom chúng và bỏ vào trong 1 chiếc hộp. Lâu dần, những đồng tiền lẻ ngày nào bạn không coi trọng sẽ khiến bạn phải bất ngờ. Mỗi ngày tiết kiệm 10 nghìn đồng thì 1 tháng bạn đã có khoảng 300 nghìn rồi.

Cách tiết kiệm mỗi ngày 10 nghìn
Đối với những đồng tiền lẻ dư ra hàng ngày, bạn có thể áp dụng những cách sau đây để tiết kiệm hiệu quả:
- Sau mỗi lần đi mua sắm, bạn để dành số tiền lẻ còn dư vào quỹ tiết kiệm.
- Bạn có thể chọn xe bus để di chuyển thay vì xe công nghệ hoặc xe máy. Khi đi xe bus, bạn sẽ tiết kiệm một khoản tiền xăng hoặc có khoản dư ra để tiết kiệm.
- Lựa chọn nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài cũng là một cách tiết kiệm các khoản tiền nhỏ.
- Hạn chế chi tiêu các khoản không cần thiết như ăn vặt, nước ngọt,…
- Sử dụng thẻ thành viên khi thanh toán các dịch vụ mua sắm để được giảm giá.
- Tiết kiệm năng lượng bằng cách như: tắt các thiết bị chiếu sáng khi không dùng, tận dụng năng lượng mặt trời,…
Ngoài ra, hầu hết các app ngân hàng đều có mục tiết kiệm linh hoạt. Khi bạn có tiền lẻ như 10 nghìn, bạn có thể gửi nó vào tài khoản tiết kiệm cá nhân. Hoặc sử dụng tính năng Mục tiêu tài chính (Goal Save) của Timo để tài khoản tự động tích lũy 10 nghìn đồng mỗi ngày.
Mẹo mỗi ngày tiết kiệm 10 nghìn để có tiền triệu theo chia sẻ của các mẹ
Có kế hoạch tiết kiệm mỗi ngày
Bạn có thể dựa vào ví dụ sau để tìm ra mẹo giảm chi tiêu, tăng tiền tiết kiệm phù hợp với bản thân. Với gia đình 2 người và có thêm con nhỏ, tổng thu nhập của 2 vợ chồng là 15 triệu/tháng. 2 vợ chồng đã lập ra kế hoạch chỉ chi tiêu khoảng 70%. 30% còn lại được dùng cho tiết kiệm. Cụ thể như sau:
- Tiền ăn uống chủ yếu là nấu tại nhà, đi chợ hàng ngày và hạn chế mua những thứ không cần thiết: 3,500,000 đồng/tháng.
- Tiền sinh hoạt bao gồm tiền nhà, chi trả hoá đơn hay các nhu cầu cần thiết: 4,000,000 đồng/tháng.
- Tiền bỉm sữa, quần áo hay đồ chơi cho con: 2,000,000 đồng/tháng.
- Các chi phí phát sinh khác như cưới hỏi, ma chay, về thăm nhà: 1,000,000 đồng/tháng.
Với cách chi tiêu này, 2 vợ chồng còn dư khoảng 4,500,000 triệu dành cho tiết kiệm.
→ Ngoài ra, tiền lẻ còn thừa sau khi đi chợ được gom lại để vài ngày đổi thành 10.000 đồng, 20.000 đồng bỏ lợn tiết kiệm. Cứ thế, trung bình mỗi tháng cũng để dành được khoảng 1 triệu đồng. Sau 1 năm, bạn sẽ có được khoảng 12 triệu. Sau 5 năm, bạn đã có đủ tiền để mua 1 số vàng.
>> Xem thêm: Kế hoạch chi tiêu cho gia đình 1 con nhỏ với 10 triệu đồng

Tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất
Ví dụ minh họa sau sẽ giúp các bạn tìm ra cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên hiệu quả. Huyền là sinh viên năm 2 ở 1 trường công lập. Cô ở ghép với 1 bạn khác với giá thuê 1,500,000 đồng/tháng. Huyền di chuyển chủ yếu bằng xe bus và có 1 công việc ngoài giờ với mức lương 20,000 đồng/giờ. Mỗi tháng Huyền được cho 5,000,000 đồng/tháng. Kế hoạch chi tiêu như sau:
- Tiền thuê nhà, điện nước, gửi xe: 1,200,000 đồng/tháng
- Tiền ăn uống, đi lại,…: 2,000,000 đồng/tháng
- Tiền tài liệu: 50,000 đồng/tháng
- Các chi phí phát sinh khác như về quê, ốm đau, hư xe…: 800,000 đồng/tháng
- Chi cho hội họp bạn bè, mua sắm: 200,000 đồng/tháng
Với 5 triệu (chưa kể thu nhập khác), mỗi tháng Huyền có thể tiết kiệm ít nhất 750.000/tháng. 1 năm được khoảng 9 triệu. Số tiền này được Huyền dùng để trang trải học phí.
→ Cách tiết kiệm của Huyền là sau khi đi xe bus về hoặc mua sắm còn tiền lẻ, Huyền đều cất vào một chiếc hộp. Cuối tháng, Huyền sẽ phân chia số tiền trong hộp thành từng mệnh giá. Sau đó, quy đổi ra 10,000 đồng hay lớn hơn. Như vậy, với số tiền lẻ đó, Huyền có thể sử dụng cho nhiều mục đích vào tháng mới.
Tóm lại, cho dù mọi người có thu nhập 5 triệu hay 50 triệu đồng, chỉ cần có cách quản lý chi tiêu hợp lý mỗi tháng và mỗi ngày tiết kiệm 10 nghìn, bạn vẫn có thể theo đuổi những mục tiêu lớn trong tương lai. Hãy sử dụng tính năng Mục tiêu tài chính (Goal Save) của Timo để tài khoản tự động tích lũy 10 nghìn mỗi ngày, giúp bạn nhanh chóng có được tiền triệu nhé.