Lệnh PLO là gì? Đặc điểm, nguyên tắc, cách sử dụng lệnh PLO

Khi đầu tư chứng khoán, việc bạn cần phải làm đầu tiên là tìm hiểu về các lệnh chứng khoán thường gặp khi giao dịch. Tuy vậy, có một lệnh chỉ được áp dụng cho sàn HNX là lệnh PLO cũng sẽ khiến nhiều nhà đầu tư mới mơ hồ về tác dụng mà nó mang lại. Vậy lệnh PLO là gì? Đặc điểm và nguyên tắc đặt lệnh PLO ra sao? Hãy cùng ngân hàng số Timo tìm hiểu ngay nhé! 

Lệnh PLO là gì?

Lệnh PLO (viết tắt của từ Post Limit Order) được biết là lệnh dành cho giao dịch khớp lệnh sau giờ, chỉ có ở riêng sàn HNX cho 15 phút diễn ra sau giờ đóng cửa. Cụ thể là lệnh PLO sẽ được áp dụng cho các giao dịch sau giờ đóng cửa, từ 14h45 – 15h. 

Khi đó, các nhà đầu tư có thể thực hiện mua và bán chứng khoán theo mức giá đã được ấn định trong phiên lệnh định kỳ kết thúc trước đó với những quy tắc ưu tiên khớp lệnh. Điều này cũng giúp làm gia tăng cơ hội khớp lệnh cho các nhà đầu tư. 

Lệnh PLO là gì?
Lệnh PLO là lệnh dành cho giao dịch khớp lệnh sau giờ chỉ có tại sàn HNX (Nguồn: Internet)

Đặc điểm của lệnh PLO trong chứng khoán

Sau khi đã hiểu khái niệm lệnh PLO là gì thì tiếp theo bạn cũng nên tìm hiểu các đặc điểm của lệnh chứng khoán này để giao dịch dễ dàng hơn.

Một số đặc điểm cơ bản của lệnh PLO như sau:

  • Lệnh PLO là lệnh giao dịch duy nhất được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch khớp lệnh sau giờ.
  • Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh PLO mua hoặc bán sau khi kết thúc phiên định kỳ đóng cửa (tức 14h45 – 15h từ thứ 2 đến thứ 6).
  • Lệnh PLO sẽ khớp ngay khi có lệnh đối ứng chờ sẵn với mức giá đóng cửa của ngày giao dịch đó.
  • Lệnh sẽ bị từ chối nếu phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa đều không xác định được mức giá thực hiện để khớp lệnh.
  • Các lệnh PLO sẽ bị hủy nếu nhà đầu tư chưa hoàn thành các bước giao dịch hoặc chưa được thực hiện khi kết thúc phiên khớp lệnh sau giờ. 
  • Lệnh PLO trong phiên giao dịch sẽ không được sửa hay hủy. 
Lệnh PLO sẽ không được hủy hay sửa lệnh
Lệnh PLO sẽ không được hủy hay sửa lệnh (Nguồn: Internet)

Khi nào nên sử dụng lệnh PLO?

Thực tế, không phải lúc nào bạn cũng nên đặt lệnh PLO để được ưu tiên khớp lệnh, mà còn xem xét một vài yếu tố liên quan. Vì thế, ngay sau đây Timo sẽ chia sẻ thêm cho bạn khi nào thì bạn nên sử dụng lệnh PLO để giao dịch. 

  • Khi thị trường đang dần cho thấy rõ xu hướng giá của cổ phiếu, nếu bạn muốn sở hữu theo xu hướng giá đó thì nên đặt lệnh ngay để đạt được mục tiêu. 
  • Các lệnh khác đều sẽ có giờ giao dịch và những ưu tiên riêng, nhưng nếu bạn quá bận rộn hoặc có việc không thể bỏ lỡ thì có thể sử dụng lệnh PLO. 

Nguyên tắc sử dụng lệnh PLO

Sau đây sẽ là một vài nguyên tắc dành cho nhà đầu tư khi tiến hành đặt lệnh PLO. 

  • PLO là lệnh mua, bán cổ phiếu ngay tại mức giá đóng cửa của ngày giao dịch đó. 
  • Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống khi đến phiên giao dịch sau giờ. 
  • Lệnh PLO chỉ khớp khi có lệnh đối ứng chờ sẵn. 

Ví dụ: Bạn muốn mua 15.000 cổ phiếu và đặt lệnh PLO ngay trên hệ thống. Còn bên bán đang có lệnh bán 20.000 cổ phiếu thì hệ thống sẽ khớp lệnh 15.000 và bên bán chỉ còn hiển thị ở mức 5.000 cổ phiếu. 

  • Không được sửa hay hủy lệnh trong phiên giao dịch. 
  • Lệnh sẽ không được ghi lên hệ thống nếu không có thanh khoản. 

Như vậy qua bài viết mà Timo chia sẻ bên trên, chắc hẳn bạn cũng hiểu được lệnh PLO là gì và những đặc điểm của lệnh trong giao dịch. Và lệnh PLO được xem là một giải pháp tối ưu dành cho các nhà đầu tư bận rộn, để họ vẫn còn có cơ hội giao dịch được mã chứng khoán ưa thích trong ngày. Nhưng nếu bạn vẫn không có nhiều thời gian hoặc không thể theo sát giờ khớp lệnh sau giờ thì có thể lựa chọn phương án đầu tư quỹ mở và các chuyên gia sẽ giúp bạn thực hiện việc đó. 

Khi bạn mở tài khoản đầu tư tại công ty quản lý quỹ VinaCapital, đội ngũ chuyên gia trong ngành sẽ hỗ trợ bạn từ A – Z từ việc lên chiến lược, chọn loại hình đầu tư phù hợp, phân tích thị trường hằng ngày và giao dịch, cắt lỗ đúng thời điểm nếu xu hướng giảm mạnh. Trong năm 2021, các quỹ mở do VincaCapital quản lý đã đánh thắng thị trường và dẫn đầu về lợi nhuận của các quỹ đầu tư.

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ VinaCapital: 

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập  (%)
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013)6,87,17,07,37,6
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019)37,042,419,6
VEOF (Thành lập 01-07-2014)57,069,224,217,214,1
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017)68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Tham khảo thêm: Đầu tư tích lũy VinaCapital.

Timo là một trong những đối tác chiến lược với VinaCapital, nên khi tạo tài khoản đầu tư thông qua ngân hàng số Timo thì tài khoản của bạn sẽ được xét duyệt nhanh chóng hơn. Đặc biệt, khi chuyển tiền đầu tư vào VinaCapital qua ứng dụng điện thoại Timo thì bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác và không cần ghi nhớ số tài khoản ngân hàng gì hết. Tiền sẽ được chuyển đến tài khoản Ngân hàng giám sát Standard Chartered (Việt Nam). Đến ngày khớp lệnh thì chứng chỉ quỹ sẽ về tài khoản của bạn. Sau đó, bạn có thể theo dõi lợi nhuận và quá trình đầu tư của mình ngay tại app Timo một cách minh bạch rõ ràng. 

Hãy mở ngay cho mình tài khoản ngân hàng số Timo trực tuyến cũng như đầu tư quỹ mở VinaCapital để có thêm thu nhập cho phần tiền nhàn rỗi của mình. Và đừng quên theo dõi Timo để biết thêm nhiều kiến thức đầu tư hữu ích nhé!

  • Đầu tư tích lũy VinaCapital
    Gia tăng thu nhập cùng Timo

    Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
    Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
    Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
    Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.