Kinh tế suy thoái là một thách thức đáng lo ngại mà các quốc gia trên toàn cầu đang phải đối mặt. Các biến động trong nền kinh tế có thể gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ việc mất việc làm đến thị trường tài chính giảm sút. Vậy khi kinh tế suy thoái nên làm gì để vượt qua? Trong bài viết sau Ngân hàng số Timo sẽ cung cấp những lời khuyên hữu ích giúp bạn hướng đến một tương lai bền vững!
>> Xem thêm: Nên đầu tư gì khi lạm phát tăng cao tại Việt Nam?
Dấu hiệu của kinh tế suy thoái toàn cầu
Kinh tế suy thoái toàn cầu có những dấu hiệu rõ ràng mà chúng ta có thể nhận biết. Cụ thể như:
- Sự suy giảm của GDP: GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội) là một chỉ số quan trọng để đo lường hoạt động kinh tế của một quốc gia. Khi kinh tế suy thoái, sự suy giảm của GDP trở thành một dấu hiệu rõ ràng.
- Tăng số lượng thất nghiệp: Trong kỳ kinh tế giảm sút, doanh nghiệp có thể thu nhỏ quy mô, cắt giảm nhân sự hoặc thậm chí đóng cửa. Điều này dẫn đến thị trường lao động trở nên cạnh tranh hơn và cơ hội việc làm giảm.
- Thị trường tài chính, doanh số suy giảm: Kinh tế suy thoái dẫn đến các doanh nghiệp giảm đầu tư vào các dự án mới, rủi ro tài chính tăng cao, người tiêu dùng thường trì hoãn mua sắm các mặt hàng không thiết yếu. Doanh số bán hàng của các doanh nghiệp từ đó giảm theo và gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
- Nợ xấu gia tăng: Giai đoạn suy thoái kinh tế diễn ra dẫn đến thất nghiệp nhiều, thiếu việc, thu nhập thấp sẽ làm tăng nguy cơ nợ xấu của các cá nhân.
>> Xem thêm: Chu kỳ kinh tế là gì?

Tác động của suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế có những tác động đáng kể đến cả cá nhân và xã hội như:
- Thương mại toàn cầu giảm: Tình hình sản xuất, đầu tư, kinh doanh của các công ty sẽ bị hạn chế, dẫn đến sự sụt giảm của nhập khẩu hàng hóa, các nguyên liệu vật liệu từ nước ngoài. Như vậy, tình hình thương mại sẽ bị thụt giảm khi có yếu tố tác động của suy thoái kinh tế.
- Sự mất giá của đồng tiền: Lạm phát gia tăng dẫn đến tình trạng giá trị đồng tiền giảm mạnh. Từ đó gây ra khủng hoảng kinh tế không chỉ tác động đến một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu với các nước khác.
- Hạn chế sự can thiệp của ngân hàng trung ương: Nếu tình hình kinh tế đi xuống, ngân hàng sẽ không thể dùng công cụ tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế. Bởi việc này sẽ làm gia tăng khả năng lạm phát của quốc gia.
- Lãi suất cao: Khi người dân nhận thấy lạm phát tăng thì đa phần có xu hướng dùng tiền để dự trữ hàng hóa, vàng, trái phiếu kho bạc, ngoại tệ,… Từ đó làm giảm nguồn cung cho quỹ vay, đồng thời gây áp lực lên lãi suất.
Tuy suy thoái kinh tế có tác động tiêu cực, nhưng cũng tạo cơ hội cho sự tái cơ cấu và phát triển bền vững. Cụ thể:
- Cải cách kinh tế: Suy thoái kinh tế có thể thúc đẩy những cải cách cần thiết để tăng cường tính cạnh tranh, cải thiện quy trình sản xuất và thúc đẩy sự đổi mới trong các ngành công nghiệp.
- Giảm áp lực môi trường: Khi các hoạt kinh doanh và công nghiệp giảm, lượng khí thải và ô nhiễm môi trường cũng sẽ giảm theo. Điều này tạo cơ hội để đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường trong sạch.
- Giảm giá trị tài sản: Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, giá trị tài sản như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu,… có thể giảm. Điều này tạo cơ hội cho những cá nhân muốn đầu tư, tiết kiệm cho tương lai.
Kinh tế suy thoái nên làm gì? Cách vượt qua tình trạng suy thoái kinh tế
Không nên vay mượn
Trong tình hình kinh tế trì trệ, việc vay mượn thường đi kèm với những rủi ro tài chính cao hơn. Lãi suất có thể tăng dẫn đến người dùng không có khả năng thanh toán. Nếu không quản lý cẩn thận, việc vay mượn trong tình hình kinh tế khó khăn có thể làm gia tăng gánh nặng tài chính và đưa người vay vào tình thế khó khăn hơn.
Lập kế hoạch tài chính
Lập kế hoạch tài chính là một bước quan trọng để đảm bảo sự ổn định và ứng phó với tình hình khó khăn. Đầu tiên, bạn hãy xem xét lại nguồn thu và chi của mình, sau đó xem xét và cắt giảm các khoản không cần thiết. Bạn hãy cố gắng tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng để dự phòng, đối phó với những tình huống bất ngờ. Đồng thời, xem xét gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào quỹ, trái phiếu,… để tạo dòng thu nhập thụ động.
Kỷ luật tài chính
Trong môi trường kinh tế không ổn định, việc tiết kiệm là rất quan trọng. Hãy xác định những khoản chi không cần thiết mà bạn có thể cắt giảm để tạo nên tính kỷ luật, chủ động và tiết kiệm trong tài chính.
Để dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng các tính năng quản lý tài chính của Ngân hàng số Timo để hỗ trợ theo dõi, quản lý dòng tiền. Timo cung cấp các tính năng hiện đại như: Hũ chi tiêu để phân loại và quản lý ngân sách, giới hạn chi tiêu, báo cáo tài chính để xem tổng quan về tình hình tài chính cá nhân trong 1 tháng,… Qua đó, bạn có thể tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc lập kế hoạch và quản lý thu chi một cách hiệu quả hơn.

Đầu tư thông minh
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, việc đầu tư thông minh trở nên đặc biệt quan trọng có thể giúp bạn vượt qua khủng hoảng. Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu, hiểu rõ về thị trường, công ty, xu hướng của ngành nghề mà bạn quan tâm. Điều này giúp bạn xác định những cơ hội đầu tư tiềm năng và tránh những rủi ro không cần thiết. Đặc biệt, bạn không nên đặt quá nhiều tiền vào một nguồn đầu tư duy nhất, thay vào đó hãy đa dạng hóa danh mục bằng cách phân bổ tiền vào nhiều loại tài sản khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng,….
Đầu tư cho bản thân
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, đầu tư cho bản thân là một bước quan trọng để trụ vững và vượt qua khó khăn. Bạn hãy tận dụng thời gian trống để học hỏi và nâng cao kỹ năng của mình. Chẳng hạn như tham gia các khóa học trực tuyến, khóa đào tạo nghề nghiệp hoặc đầu tư vào việc tự học,…. Đồng thời, bạn nên xây dựng và duy trì mạng lưới xã hội vững mạnh, mở rộng kỹ năng, tích lũy nhiều kinh nghiệm qua việc tham gia vào các dự án, công việc tình nguyện hoặc gắn kết với các tổ chức,… để mang lại nhiều cơ hội hơn.
Hi vọng với những thông tin ở bài viết trên, bạn sẽ trả lời được câu hỏi “Kinh tế suy thoái nên làm gì?”. Hãy bắt đầu hành trình quản lý tài chính của bạn ngay bây giờ bằng cách mở tài khoản ngân hàng Timo online. Với các tính năng hiện đại, hữu ích như Hũ chi tiêu, Báo cáo tài chính, Tiết kiệm trực tuyến,.., Timo cam kết sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tài chính tiện lợi và linh hoạt.