Nhiều người cho rằng nghỉ hưu khi 40 tuổi là rất sớm và không thể thực hiện được vì tài chính chưa cho phép. Tuy nhiên, thành công hay không là do cách bạn xây dựng kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm riêng cho mình. Việc đạt được tự do tài chính trong cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn có kế hoạch nghỉ hưu tuổi 40 chi tiết và hiệu quả. Theo dõi bài viết sau đây của ngân hàng số Timo để hiểu rõ hơn nhé!
>> Xem thêm: Bản đồ tự do tài chính giúp tự chủ tài chính tuổi 45
Xóa nợ và lên kế hoạch tài chính cụ thể hàng tháng
Các bạn chỉ nên nghỉ hưu khi có một nền tài chính vững vàng, không có nợ nần và dư ra một khoản tiền dự phòng hoặc đang đầu tư sinh lời. Trả hết các khoản nợ là yếu tố quan trọng giúp bạn bắt đầu ổn định tài chính tốt nhất. Bạn không thể nghỉ hưu sớm, hưởng thụ cuộc sống thoải mái khi trong tay còn nhiều khoản nợ. Không còn đi làm đồng nghĩa với việc bạn không có thu nhập đều đặn mỗi tháng. Do đó, việc nợ nần hay trả góp thẻ tín dụng khiến bạn chật vật và khó khăn hơn. Nếu vẫn còn nợ tiền ngân hàng, mua nhà, mua xe hay khoản vay cá nhân khác thì bạn nên trì hoãn việc nghỉ hưu hưởng thụ.
Không những vậy, để nghỉ hưu an nhàn, bạn nên lên một kế hoạch tài chính rõ ràng và chi tiết hàng tháng. Điều này giúp bạn có một cuộc sống an nhàn và không phải suy nghĩ quá nhiều về đồng tiền. Để lập kế hoạch nghỉ hưu hiệu quả, bạn nên xác định muốn nghỉ hưu vào tuổi 40 thì cần bao nhiêu tiền. Từ đó đưa ra mức chi tiêu và đầu tư hợp lý. Và nguyên tắc là bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt theo kế hoạch tài chính đã được đặt ra.
>> Xem thêm: Các bước lập kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả

Lên kế hoạch chi tiêu khi về hưu một cách chi tiết
Để nghỉ hưu sớm ở tuổi 40 và có cuộc sống thoải mái, an nhàn, bạn nên lập ra kế hoạch dài hạn cho tương lai. Một kế hoạch chi tiêu chi tiết khi nghỉ hưu sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh chóng và đề phòng được các rủi ro. Cụ thể, bạn nên đặt ra các vấn đề như sau:
- Bạn muốn nghỉ hưu vào lúc bao nhiêu tuổi?
- Dự định và mục tiêu sau khi nghỉ hưu là gì?
- Những dự định và mục tiêu đó có tốn nhiều chi phí không?
Từ những câu hỏi trên, bạn có thể bắt đầu lập ra kế hoạch cụ thể, chẳng hạn như một năm cần tiết kiệm bao nhiêu. Để chuẩn bị cho việc nghỉ hưu là một quá trình chuẩn bị kỹ càng và lâu dài. Do đó, bạn càng chi tiết hóa kế hoạch chi tiêu khi nghỉ hưu sẽ giúp bạn càng dễ dàng đạt được thành công hơn.
Tạo thêm nguồn thu nhập càng sớm càng tốt
Khi còn làm việc, bạn có thể tạo thêm các nguồn thu nhập thụ động từ các kênh đầu tư tiền nhàn rỗi như gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản, chứng khoán, trái phiếu,…. Hãy đa dạng hóa các danh mục đầu tư của mình để tạo thêm nhiều cơ hội cho bản thân. Điều này không chỉ giúp bạn sinh lời cho số tiền nhàn rỗi mà còn tạo ra khoản tích lũy hỗ trợ cho kế hoạch nghỉ hưu sớm ở tuổi 40.
Nếu mức độ chấp nhận rủi ro của bạn thấp, không thể tham gia đầu tư chứng khoán thì có thể gửi tiền vào tính năng Tiết kiệm trực tuyến (Term Deposit) của Timo với lãi suất thuộc top thị trường. Bên cạnh đó, quỹ đầu tư VinaCapital cũng được nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn, hiệu quả, ít rủi ro. Quỹ đầu tư VinaCapital được nghiên cứu và lên kế hoạch từ các chuyên gia tài chính hàng đầu trong lĩnh vực này. Hãy là người đầu tư thông minh và lựa chọn những sản phẩm sinh lời phù hợp, hiệu quả cho nguồn thu nhập thụ động của mình.

Chấp nhận rủi ro khi nghỉ hưu sớm
Khi đã quyết định nghỉ hưu sớm đồng nghĩa với việc bạn cần chấp nhận các rủi ro. Cụ thể là các rủi ro như:
- Rủi ro sức khỏe: Nhiều người quyết định nghỉ hưu sớm vì lý do sức khỏe không đảm bảo hoặc muốn dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi. Khi không còn đi làm nữa thì bạn sẽ không hoạt động nhiều. Do đó dễ dẫn đến các nguy cơ về bệnh đột quỵ, tim mạch,…
- Không được nhận trợ cấp và lương hưu: Người lao động khi đi làm cần phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội. Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì điều kiện hưởng lương hưu là “Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi” và đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên. Như vậy đồng nghĩa với việc khi nghỉ hưu sớm, bạn sẽ có mức lương hưu không như mong đợi.
Vì vậy, trước khi nghỉ hưu bạn cần suy nghĩ và cân nhắc đến các rủi ro xảy ra sau khi không còn đi làm nữa.
Luôn có phương án dự phòng
Cuộc sống đôi khi sẽ xảy ra những thay đổi bất ngờ mà chúng ta không thể lường trước như dịch bệnh, mất điện thoại, hư xe, đau ốm,… Do đó, tài chính ổn định là yếu tố mà bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để khi có những biến động xảy ra thì vẫn kịp thời ứng phó. Để nghỉ hưu sớm và có một cuộc sống thoải mái, an nhàn, bạn nên lập ra cho mình một vài phương án dự phòng.
Hãy luôn có một khoản để đề phòng các trường hợp xấu nhất xảy ra sau khi nghỉ hưu. Bởi vì lúc đó, bạn sẽ không có những khoản bảo hiểm và tiền lương đều đặn như trước. Do đó, bạn cần tìm cách tăng thu nhập thụ động và chuẩn bị riêng cho mình một quỹ dự phòng. Khoản tiền hợp lý cho quỹ này là từ 4 đến 6 tháng tiền sinh hoạt cơ bản của bạn.
Trong bài viết trên, ngân hàng số Timo đã giới thiệu đến bạn đọc những cách để có một kế hoạch nghỉ hưu tuổi 40 thoải mái, an nhàn mà vẫn ổn định tài chính. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc đưa ra những quyết định về đầu tư và tiết kiệm. Sử dụng Tiết kiệm trực tuyến (Term Deposit) của Timo ngay hôm nay để giúp kế hoạch nghỉ hưu sớm ở tuổi 40 của bạn nhanh chóng trở thành sự thật.