Giá tham chiếu là gì? Cách tính giá tham chiếu sàn HNX, HOSE, UPCOM

Ngoài các thuật ngữ quan trọng như lệnh ATC, lệnh giới hạn, giá trần, giá sàn, giá mở cửa/đóng cửa thì còn một thuật ngữ khác bạn cần phải biết khi giao dịch chứng khoán là giá tham chiếu. Vậy giá tham chiếu là gì? Cách để bạn tính giá tham chiếu trên các sàn giao dịch lớn như HNX, HoSE, UPCoM,… như thế nào? Cùng ngân hàng số Timo tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Xem thêm: Cách đọc bảng chứng khoán cho người mới bắt đầu

Giá tham chiếu là gì?

Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng ngày trước đó. Cụ thể trên bảng điện tử thể hiện giá chứng khoán, giá tham chiếu sẽ được hiển thị màu vàng. Giá này còn là cơ sở để tính được mức giá cao nhất (giá trần) hoặc giá thấp nhất (giá sàn) của ngày giao dịch đó.

Giá tham chiếu sẽ được hiển thị màu vàng trên bảng chứng khoán
Giá tham chiếu sẽ được hiển thị màu vàng trên bảng chứng khoán (Nguồn: Internet)

Ví dụ về giá tham chiếu

Để bạn có thể hiểu hơn giá tham chiếu là gì, Timo sẽ cho bạn một vài ví dụ để tham khảo qua như sau.

Vào thứ 4 ngày 16/02/2022, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Damsan (ADS) có mức giá đóng cửa là 31,500 đồng thì giá tham chiếu của thứ 5 ngày 17/06/2022 sẽ là 31,500 đồng.

Tương tự, ta có giá đóng cửa của ngân hàng ACB vào ngày 15/02 là 34,500 đồng, đồng nghĩa với giá tham chiếu hôm sau sẽ vẫn là 34,500 đồng.

Ví dụ cụ thể về giá tham chiếu của công ty ADS
Ví dụ cụ thể về giá tham chiếu của công ty ADS (Nguồn: Internet)

Cách tính giá tham chiếu

Vậy thông thường, giá tham chiếu của 3 sàn giao dịch lớn như HNX, HoSE và UPCoM sẽ được tính như thế nào? Để bạn có thể phân tích và đưa ra chiến lược dễ dàng, Timo cũng sẽ chia sẻ cách tính giá tham chiếu là gì ngay bên dưới đây.

Khi đó, giá tham chiếu của những loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lên sẽ là:

Sàn HoSESàn HNXSàn UPCoM
Mức giá đóng cửa đã khớp lệnh trong ngày giao dịch liền trước.
(trừ những trường hợp đặc biệt)
Mức giá đóng cửa đã khớp lệnh trong ngày giao dịch liền trước.
(trừ những trường hợp đặc biệt)
Trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn (bình quân gia quyền), dựa trên hình thức khớp lệnh vào ngày liền trước đó.
(trừ những trường hợp đặc biệt)

Trong trường hợp đặc biệt, nếu phiên giao dịch gặp sự cố mà không xác định được giá đóng cửa, các tổ chức quản lý – bao gồm Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội – sẽ áp dụng cách xác định khác dưới sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Vào phiên giao dịch 01/06/2021, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã cho tạm ngưng giao dịch trong chiều hôm ấy để tránh sự cố. Và giá khớp lệnh cuối cùng trong buổi sáng sẽ là giá đóng cửa của ngày 01/06, có nghĩa là giá tham chiếu ngày 02/06 sẽ là mức giá này.

Phân biệt giá mở cửa và giá tham chiếu

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều nhà đầu tư vẫn thường hay nhầm lẫn giữa giá tham chiếu và giá mở cửa với nhau. Nhưng thực tế, hai giá này lại mang tính chất trái ngược nhau về cách xác định thời gian. 

Cụ thể là nếu giá tham chiếu đang được xác định bằng mức giá đóng cửa cuối ngày hôm trước, thì giá mở cửa sẽ là mức giá đầu tiên khớp lệnh giao dịch trong ngày gần nhất. Ngoài ra, giá mở cửa còn được xác định giá mua và giá bán một cách chính xác thông qua hình thức đấu giá.

Như vậy với các chia sẻ bên trên, Timo mong rằng bạn đã có thể hiểu hơn về khái niệm giá tham chiếu là gì, cũng như phân biệt được giá mở cửa và giá tham chiếu. Hơn nữa việc hiểu và nắm rõ ý nghĩa của các thuật ngữ chứng khoán quan trọng là điều hết sức cần thiết để bạn có thể đầu tư một cách hiệu quả. Vì thế, hãy theo dõi ngay Timo để biết thêm về các kiến thức đầu tư, các loại lệnh chứng khoán cũng như các chỉ số chứng khoán quan trọng nhé!

Đặc biệt, đối với các bạn chưa nhiều kinh nghiệm đầu tư, mới bắt đầu tìm hiểu nhưng còn lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư chứng khoán thì hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn hình thức đầu tư Quỹ mở với sự giúp đỡ từ các chuyên gia trong ngành. Một trong những công ty Quản lý Quỹ mở uy tín có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam chính là VinaCapital. Xem chi tiết những thông tin về Quỹ mở tại đây!

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các Quỹ VinaCapital: 

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập 
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013)6,87,17,07,37,6
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019)37,042,419,6
VEOF (Thành lập 01-07-2014)57,069,224,217,214,1
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017)68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Xem thêm Danh mục đầu tư của Quỹ mở VinaCapital.

Khi đặt lệnh chuyển tiền vào Quỹ mở VinaCapital bạn sẽ được duyệt hồ sơ nhanh chóng hơn vì Timo hiện là một trong những đối tác chiến lược với VinaCapital. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi lợi nhuận mỗi ngày một cách dễ dàng ngay trên ứng dụng Timo.

Hãy mở ngay cho mình tài khoản ngân hàng số Timo trực tuyến cũng như đầu tư quỹ mở VinaCapital để có thêm thu nhập cho phần tiền nhàn rỗi của mình nhé!

  • Đầu tư tích lũy VinaCapital
    Gia tăng thu nhập cùng Timo

    Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
    Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
    Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
    Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.