Chu kỳ kinh tế là gì? Các giai đoạn của Business Cycle

Chu kỳ kinh tế là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị GDP của một quốc gia. Tại mỗi giai đoạn sẽ có những tác động khác nhau đến GDP thế giới gây ra nhiều bất ổn trong đời sống và xã hội. Do đó, ngoài những kiến thức cơ bản cần phải nắm về kinh tế, tài chính hay quản lý chi tiêu thì việc hiểu biết thêm về chu kỳ kinh tế sẽ giúp bạn đầu tư và quản lý chi tiêu hiệu quả hơn. Hãy cùng Ngân hàng số Timo tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm: Có 1 triệu nên đầu tư gì?

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế (Business Cycle) là quá trình biến động lên xuống của các hoạt động kinh tế, trong đó các sự kiện được lặp đi lặp lại theo vòng tuần hoàn. 

Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và kế hoạch kinh tế của nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng bị ảnh hưởng bởi biến động của chu kỳ kinh tế. Đặc biệt, ở các giai đoạn suy thoái và khủng hoảng, nền kinh tế – xã hội sẽ phải gánh chịu những tổn thất, chi phí khổng lồ.

>> Tham khảo: Nên đầu tư gì khi lạm phát tăng cao tại Việt Nam?

Chu kỳ kinh tế là gì?
Chu kỳ kinh tế (Business Cycle) là quá trình biến động lên xuống của các hoạt động kinh tế (Nguồn Internet)

Các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế (Business Cycle)

Chu kỳ kinh tế sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính và lặp lại theo vòng tuần hoàn như sau:

  • Giai đoạn suy thoái (Recession): Đây là thời điểm nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Ví dụ như sản lượng hàng hóa suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, lãi tín dụng bị thắt chặt,… dẫn đến GDP của nền kinh tế sụt giảm. 
  • Giai đoạn đáy (Trough): Là giai đoạn nền kinh tế bị khủng hoảng suy thoái ở mức nghiêm trọng, điều này làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ để bơm nguồn tiền vào nền kinh tế như giảm lãi suất, chính sách trợ giá, tăng lương,… nhằm giảm đà suy thoái kinh tế.
  • Giai đoạn phục hồi (Recovery): Là giai đoạn từ đáy dần phát triển lên đến đỉnh. Ở giai đoạn này nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu phục hồi trở lại nhờ sản xuất tăng trưởng, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp ngày càng được cải thiện và tăng cao. Mức GDP tăng trưởng vượt bậc hơn so với các giai đoạn trước. 
  • Giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh tế (Peak): Giai đoạn này là thời kỳ nền kinh tế phát triển hưng thịnh và mạnh mẽ nhất. Giá trị GDP ở giai đoạn này đạt mức cao nhưng lại tăng trưởng chậm hơn giai đoạn phục hồi do nền kinh tế đã đạt đỉnh. Chính vì vậy, đây cũng là thời điểm lạm phát tăng nhanh và có các dấu hiệu bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái của một chu kỳ mới.

Những cách đầu tư và quản lý chi tiêu hiệu quả theo chu kỳ kinh tế

Trong quá trình biến động lên xuống bất thường của nền kinh tế, chắc hẳn sẽ khiến mọi người gặp khó khăn liên quan đến các vấn đề về tài chính. Dưới đây là những cách mà Timo gợi ý giúp bạn đầu tư và quản lý chi tiêu hiệu quả hơn theo chu kỳ kinh tế:

  • Thứ nhất, đầu tư vào các lĩnh vực có sự ổn định 

Ở giai đoạn suy thoái, hầu như mọi hoạt động kinh tế đều suy giảm. Tuy nhiên, với các lĩnh vực phục vụ nhu cầu cơ bản của con người như chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và nhu yếu phẩm vẫn có mức tiêu thụ ổn định hơn. Vì vậy, nếu chu kỳ kinh tế đang ở trong giai đoạn này thì bạn nên đầu tư vào các lĩnh vực trên sẽ đem lại hiệu quả tối ưu.  

Đối với giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh tế thì các lĩnh vực như công nghệ, đồ điện tử và du lịch sẽ phát triển mạnh mẽ, do đó bạn có thể tận dụng sự tăng trưởng này để đầu tư nhằm đạt hiệu quả cao.

  • Thứ hai, đầu tư vào các khoản tiền tệ an toàn

Nếu nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, để tránh khỏi các rủi ro thị trường thì việc đầu tư vào các khoản tiền tệ an toàn như vàng hay đô la Mỹ sẽ giúp bạn bảo vệ được tài sản của mình. Mặt khác, trong giai đoạn đỉnh của chu kỳ, nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu và các quỹ đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn.

  • Thứ ba, duy trì sự đa dạng hoá đầu tư

Trong một thị trường đầy biến động như hiện nay thì việc gặp rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, cách giúp bạn hạn chế các rủi ro và tăng khả năng đón đầu với thị trường là phân tán chúng bằng cách đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau. Ví dụ như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư hay địa ốc, hàng hóa,…  

  • Cuối cùng là quản lý chi tiêu thông minh và lập kế hoạch tài chính dài hạn

Khi ở thời kỳ suy thoái, nền kinh tế thị trường bước vào giai đoạn khó khăn. Do đó, bạn cần phải lập kế hoạch tài chính với mục tiêu rõ ràng và học cách quản lý chi tiêu hợp lý để duy trì tài sản và tiết kiệm chi phí. Ví dụ như cân nhắc lại các chi phí không cần thiết, giảm tải các khoản nợ hay mua các sản phẩm có ưu đãi tốt.

Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, để giải quyết vấn đề này bạn có thể sử dụng các tính năng quản lý chi tiêu như Goal save (Mục tiêu cá nhân), Money pot (Hũ chi tiêu) hay Báo cáo thu chi tháng và gắn tag chi tiêu của Ngân hàng số Timo. Những tính năng này sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu tự động, tiết kiệm được khá nhiều thời gian và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Ngoài ra bạn cũng có thể gửi tiền tiết kiệm tại Timo với lãi suất thuộc top cao trên thị trường, vừa an toàn vừa tiện lợi và hoàn toàn miễn phí các loại chi phí dịch vụ. 

Những cách đầu tư và quản lý chi tiêu hiệu quả theo chu kỳ kinh tế
Những cách đầu tư và quản lý chi tiêu hiệu quả theo chu kỳ kinh tế (Nguồn Internet)

Vậy là trong bài viết trên Timo đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh tế và các cách để đầu tư cũng như quản lý chi tiêu hiệu quả theo chu kỳ. Hy vọng với những chia sẻ này bạn có thể quản lý tài chính của mình tốt hơn trong bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ. Đừng quên tải Ứng dụng Timo Digital Bank để trải nghiệm các tính năng quản lý chi tiêu hữu ích này ngay nhé!