Call Margin là gì? Ví dụ, khi nào thì bị margin call trong chứng khoán

Call margin là gì? Ví dụ, khi nào thì bị margin call trong chứng khoán

Call Margin là thuật ngữ được các nhà đầu tư trong chứng khoán nhắc đến khá nhiều khi tham gia ký quỹ Margin. Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư mới vẫn chưa hiểu rõ về Call Margin là gì và ý nghĩa của nó như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ngân hàng số Timo để tìm hiểu chi tiết ngay nhé! 

Xem thêm: Margin là gì trong chứng khoán?

Call Margin là gì?

Margin có nghĩa đen là tiền đặt cọc, hiểu theo lĩnh vực chứng khoán thì đây là đòn bẩy tài chính hoặc tỷ lệ cho vay của Công ty Chứng khoán, cho phép các nhà đầu tư dùng khoản tiền vay này để mua cổ phiếu, sau đó lấy số cổ phiếu này để làm tài sản thế thấp. 

Như vậy, Call Margin là cụm để chỉ sự thông báo từ Công ty Chứng khoán đối với nhà đầu tư đã vay tiền để mua chứng khoán. Tuy nhiên, vào tại thời điểm chứng khoán của nhà đầu tư bị giảm gần dưới mức an toàn so với tài sản đảm bảo. Call Margin có mục đích yêu cầu nhà đầu tư phải nộp thêm tiền hoặc bán ra chứng khoán để tỷ lệ vay Margin đạt ngưỡng an toàn. 

Xem thêm: Hiện tượng Full Margin là gì?

Call margin là gì?
Call Margin thông báo đến các nhà đầu tư đã vay tiền để mua chứng khoán (Nguồn: Internet)

Cách tính Call Margin trong chứng khoán

Mỗi Công ty Chứng khoán sẽ có quy định cụ thể về tỷ lệ Margin Call khác nhau. Dưới đây là cách tính và giải quyết khi xảy ra Call Margin. 

Trước tiên, bạn cần xác định con số giá trị cụ thể khiến Call Margin xảy ra bằng công thức: Giá trị thực có / Tổng giá trị chứng khoán

Gọi A là giá trị cổ phiếu hiện tại, B là số tiền vay. Khi thị trường suy giảm, A sẽ giảm dẫn đến Margin giảm. Do tỷ lệ này sẽ được tính bằng thương của A chia B. Gọi C là tỷ lệ Call Margin của công ty chứng khoán. Nếu tỷ lệ A/B < Z thì sẽ xảy ra 2 trường hợp cần giải quyết sau: 

  • Trường hợp 1: Nộp bổ sung tiền

(A+ số tiền nộp thêm)/(B+số tiền nộp thêm) > C

  • Trường hợp 2: Bán cổ phiếu

(A + số lượng cổ phiếu*giá)/Y >Z

Ví dụ: Bạn đang có 100 triệu đồng và muốn mua số cổ phiếu tổng cộng 200 triệu đồng, mỗi cổ phiếu có giá là 100 nghìn đồng. Để đủ tài chính, bạn tiến hành ký quỹ Margin theo tỷ lệ 1:2 ở công ty A. Bạn đã sở hữu được 2000 cổ phiếu. Công ty chứng khoán A có tỷ lệ Call Margin là 30%. Sau một thời gian giá trị cổ phiếu giảm xuống còn 140 triệu đồng, nếu trừ phần vay từ quỹ Margin thì bạn còn lại 40 triệu. Lúc này, Giá trị thực có/Tổng giá trị chứng khoán = 40/140 = 28,5% và nhỏ hơn 30%.

Khi đó Call Margin sẽ xảy ra, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bạn nộp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để giải quyết. Cụ thể:

  • Trường hợp 1: Nộp bổ sung 10 triệu đồng

(40 triệu+10 triệu)/(140 triệu +10 triệu) = 33.33% > 30%

  • Trường hợp 2: Bán bớt 200 cổ phiếu

(40 triệu + 100 nghìn*200)/140 triệu = 42.8% > 30%

Vậy bạn phải nộp thêm 10 triệu vào tài khoản, hoặc bán đi 200 cổ phiếu để không bị Call Margin.

Khi Call Margin xảy ra nhà đầu tư sẽ bị yêu cầu nộp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để giải quyết
Khi Call Margin xảy ra, nhà đầu tư sẽ bị yêu cầu nộp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để giải quyết (Nguồn: Internet)

Khi nào thì bị Call Margin trong chứng khoán

Khi các nhà đầu tư đang có giao dịch ký quỹ với một Công ty Chứng khoán, sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị Call Margin. Bạn có thể xác định nguy cơ bị Call Margin của mình theo nội dung sau: 

  • Khi sự biến động của thị trường làm thay đổi giá của cổ phiếu. Trong khi đó, bạn mua phải chứng khoán không có tiềm năng tăng trưởng, công ty phát hành có kết quả kinh doanh không tốt làm giảm lợi nhuận và cổ tức cho cổ đông, các rủi ro lãi suất xảy ra,…. Từ đó kéo theo giá chứng khoán bị giảm sâu.
  • Khi thị trường giảm điểm cũng tác động một phần đến giá trị của cổ phiếu. Tỷ lệ Margin có thể quyết định được sự bám trụ của các nhà đầu tư khi toàn bộ nền kinh tế có xu hướng giảm. 

Như vậy, với bài viết này bạn đã được giải đáp về thắc mắc Call Margin là gì và cách xác định khi nào thì bị Call Margin trong chứng khoán. Bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn sử dụng đến Margin trong quá trình đầu tư vì những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt là đối với những người mới tham gia, thay vào đó, bạn có thể tham khảo đầu tư vào giải pháp an toàn và hiệu quả hơn, cụ thể là quỹ mở do VinaCapital quản lý. Xem chi tiết Đầu tư Quỹ mở là gì?

Nếu bạn chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, thì với Quỹ Đầu tư VinaCapital, bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 giải pháp tùy nhu cầu, khẩu vị rủi ro và mục đích khác nhau để đầu tư. Đội ngũ chuyên gia nghiên cứu, phân tích hàng đầu trong lĩnh vực sẽ giúp bạn vạch ra chiến lược cụ thể, hạn chế các rủi ro. Timo hiện là một trong những đối tác chiến lược của VinaCapital nên khi mở tài khoản đầu tư qua Timo thì sẽ được xét duyệt nhanh hơn và bạn có thể thường xuyên theo dõi lợi nhuận của mình ngay tại app Timo. 

Bảng hiệu quả hoạt động của các Quỹ VinaCapital kể từ ngày thành lập: 

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập 
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013)6,87,17,07,37,6
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019)37,042,419,6
VEOF (Thành lập 01-07-2014)57,069,224,217,214,1
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017)68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Hãy tải app Timo Digital Bank và mở tài khoản ngay hôm nay để tham gia đầu tư Quỹ mở do VinaCapital quản lý, góp phần mở rộng thu nhập cho số tiền nhàn rỗi của mình!

Đầu tư tích lũy VinaCapital
Gia tăng thu nhập cùng Timo

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.

ĐẦU TƯ SỚM, LỢI ÍCH LỚN!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP 10 ngân hàng mở tài khoản online miễn phí chỉ 5 phút

Ngân hàng số Timo gửi đến quý khách hàng cách tạo và mở tài khoản...

Lạm phát giảm nhanh, liệu Fed có từ bỏ cắt giảm lãi suất không?

Những số liệu kinh tế Mỹ gần đây đã khiến các nhà đầu tư nghi...

Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán

Trong bối cảnh đầu năm với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang...

Hạn mức giao dịch đối với Thẻ Tín dụng Timo VISA

Tùy theo hạng thẻ, Timo thiết lập các hạn mức giao dịch khác nhau cho...

Tác động kép của việc Fed giảm lãi suất đối với kinh tế Việt Nam

Theo thông báo từ Fed, dự kiến họ sẽ thực hiện chính sách giảm lãi...

Đồng tiền châu Á nào được hưởng lợi khi Fed giảm lãi suất?

Dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sắp giảm lãi suất vào...