7 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả, tiết kiệm được nhiều tiền hơn

6 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả để tiết kiệm nhiều tiền hơn

Quản lý chi tiêu cá nhân là việc làm giúp bạn kiểm soát được số tiền đã chi tiêu và dự định trong tương lai với số tiền tích góp được. Kỹ năng quản lý chi tiêu đòi hỏi bạn phải có phương pháp nhất định. Ngân hàng số Timo sẽ gợi ý các phương pháp quản lý chi tiêu tài chính thông minh được áp dụng có hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay.

>> Tham khảo:

Quản lý chi tiêu cá nhân là gì?

Quản lý chi tiêu cá nhân là cách sắp xếp, phân bổ nguồn tiền của bản thân thành những khoản hợp lý để sử dụng. Nếu quản lý chi tiêu cá nhân tốt, sự độc lập và tự do tài chính sẽ càng đến gần với bạn, bạn sẽ không bị áp lực bởi tiền bạc trong cuộc sống.

Việc lập kế hoạch tài chính sẽ bao gồm theo dõi, xem xét đánh giá và điều chỉnh chi tiêu dựa trên tình hình thực tến. Quá trình này được thực hiện hằng ngày, hàng tháng, thậm chí được tính bằng năm.

Quản lý chi tiêu là biết cách chia tiền của mình thành những khoản hợp lý để sử dụng. Đây là một bước cực kỳ quan trọng giúp bạn hướng tới sự độc lập và tự do tài chính. Khi biết cách quản lý tài chính từ sớm, bạn sẽ ít bị áp lực về tiền bạc.

Việc quản lý chi tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi tiêu, thu nhập và khoản đầu tư trong tương lai. Do đó, nếu làm tốt việc này, bạn sẽ có khả năng kiểm soát tốt dòng tiền của mình. Bạn dễ dàng thiết lập các mục tiêu tài chính trong tương lai cũng như chủ động hơn với các vấn đề xảy ra, giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.

>>Xem thêm:

Quản lý chi tiêu là việc làm cần thiết đối với mỗi cá nhân
Quản lý chi tiêu là việc làm cần thiết đối với mỗi cá nhân (Nguồn: Internet)

7 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

Tiết kiệm trước – chi trả sau

Nghe có vẻ bất hợp lý, rõ ràng chúng ta đang quản lý chi tiêu nhưng tại sao lại là tiết kiệm trước? Thông thường, bạn sẽ để ra các khoản chi ra trước, mục tiết kiệm sau nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng, mục tiết kiệm này thường bị hụt đi hoặc có tháng bạn không để tiết kiệm được đồng nào vì chi tiêu hoang phí mà không kiểm soát được.

Bằng cách trích khoảng 10% thu nhập hàng tháng để “bỏ túi” tiết kiệm thì bạn đã thành công trong việc thực hiện phương pháp này. Số tiền còn lại, bạn có thể chi tiêu thoải mái hoặc chia thành nhiều khoản cho nhiều mục đích khác nhau. Đây là phương pháp dễ thực hiện và ít tốn thời gian. Tuy nhiên, khả năng sinh lời không cao và cần kiên trì. 

>>Tìm hiểu thêm:

Pay yourself first là phương pháp chi trả cho bản thân trước, tiết kiệm trước, chi tiêu sau

Quy tắc quản lý chi tiêu theo tỉ lệ 50/30/20

Với quy tắc 50/30/30 sẽ tương ứng là 50% số tiền cho các nhu cầu cần thiết, 30% cho các nhu cầu cá nhân và 20% để tích lũy và đầu tư. Quy tắc này có thể được điều chỉnh theo tổng thu nhập, nhu cầu sống, nhà ở hay sở thích cá nhân của mỗi người, giúp cho khoản tích lũy và đầu tư cao hơn. Ngoài ra, về mặt tích lũy vốn, đầu tư cần tuân theo nguyên tắc an toàn.

50%Chi tiêu thiết yếu, bắt buộc: chi trả hoá đơn, điện, nước, ăn uống, tiền nhà…
(Có thể xác định dựa vào hoá đơn hàng tháng, lịch sử giao dịch tháng,…)
30%Chi phí linh hoạt: mua sắm, giải trí, các chi phí phát sinh đám cưới, tiệc tùng,… hoặc chi phí khác.
(Nếu có thể, hạn chế phát sinh chi phí ở mục này sẽ tốt hơn.)
20%Khoản tích luỹ và trả nợ: dành cho tiết kiệm, trả khoản nợ cũ 
(Khoản này có thể giúp bạn ứng phó với các tình huống bất ngờ xảy ra.)

Nếu chưa quen với việc phân chia thu nhập theo phương pháp này, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của hũ chi tiêu (Money pot) của Timo. Đây là tính năng sẽ hỗ trợ bạn trong việc chia nhỏ thu nhập thành các hũ chi tiêu theo tỉ lệ quy định sẵn. Ngoài ra hàng tháng, Money Pot còn tự động chia thu nhập của bạn sau khi nhận lương để kiểm soát chi tiêu.

Phân bổ các khoản chi tiêu với lương 8 triệu bằng Money Pot hợp lý
Phân bổ các khoản chi tiêu với lương 8 triệu bằng Money Pot hợp lý (Nguồn: Timo)

Quản lý tiền bạc bằng Quy tắc 6 chiếc lọ

Quy tắc 6 chiếc lọ hiểu một cách đơn giản nhất là chia thu nhập của bạn thành 6 phần đựng trong 6 chiếc lọ khác nhau. Mỗi lọ sẽ phục vụ một mục đích cụ thể.

Tương tự như phương pháp 50/30/20, quy tắc 6 chiếc lọ này cũng hoạt động theo quy tắc phân chia thu nhập thành các khoản khác nhau. Cụ thể như sau:

Lọ 1 (55%): Các nhu cầu thiết yếuChi tiêu cho sinh hoạt, tiền nhà, chi trả hoá đơn.Nếu bạn đang chi tiêu quá 55% cho mục này thì nên cân chỉnh lại cho hợp lý.
Lọ 2 (10%): Tiết kiệm dài hạnPhục vụ cho các mục tiêu tài chính dài hạn: mua nhà, xe, kinh doanh… Các bạn có thể mở tài khoản tiết kiệm hoặc nuôi heo.
Lọ 3 (10%): Dành cho giáo dụcTham gia các khóa học phát triển kỹ năng, hội thảo,… để nâng cao kiến thức bản thân. Tăng cơ hội có được thu nhập tốt hơn.
Lọ 4 (10%): Hưởng thụ cho cá nhânKhoản này giúp bản thân thoải mái, thư giãn và tạo động lực cho những kế hoạch tới chẳng hạn như những chuyến du lịch nghỉ dưỡng sau thời gian dài làm việc, mua mỹ phẩm chăm sóc da,…
Lọ 5 (10%): Đầu tư tài chínhGóp vốn kinh doanh, mua bất động sản, đầu tư sinh lời khác tạo thu nhập thụ động. Khoản tiền này giúp bạn đề phòng khi mất việc hay rủi ro tài chính xảy ra bất ngờ.
Lọ 6 (5%): Dành cho từ thiệnKhoản chi để từ thiện, giúp đỡ mọi người,… Bạn có thể giảm đi một ít cho khoản này nhưng không phải là cắt hẳn vì cuộc sống này vẫn cần sự chia sẻ.

Bạn có thể sử dụng tính năng tích hợp của Hũ chi tiêu (Money pot) của Timo để dễ dàng phân chia thu nhập hơn. Hơn nữa, tính năng này còn giúp bạn dễ dàng kiểm soát chi tiêu, là công cụ tài chính đắc lực cho những ai muốn mới bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu.

Quy tắc 6 chiếc lọ là chia thu nhập thành 6 phần đựng trong 6 chiếc lọ khác nhau

Phương pháp quản lý chi tiêu 10/20/70

Phương pháp này được đúc kết từ 3 phương pháp đầu tiên. Ưu điểm, bạn không cần theo dõi các chi tiêu một cách quá tỉ mỉ và chi tiêu được linh hoạt hơn. Về cơ bản, bạn vẫn phân chia thu nhập thành những khoản khác nhau và chi tiêu cho bản thân trước. 

10%Quỹ dự phòng: Ở cách phân chia này, quỹ khẩn cấp được ưu tiên trước tiết kiệm.
20%Phát triển bản thân: đầu tư kiến thức, tạo dựng các mối quan hệ chất lượng,…
70%Chi tiêu cần thiết: sinh hoạt, ăn uống, giải trí, hoá đơn, xăng xe,…
Phương pháp quản lý chi tiêu 10/20/70

>> Xem thêm:

Phương pháp tiết kiệm tiền bằng phong bì

Cách sử dụng phong bì tiết kiệm tiền như thế nào? Tiết kiệm tiền bằng phong bì là chia nhỏ thu nhập của bạn và cho vào từng phong bì với một mục đích cụ thể. Giờ đây, bạn chỉ được phép tiêu tiền trong giới hạn của mỗi phong bì. Bằng cách này, bạn có thể kiểm soát được chi tiêu hàng tháng của mình.

Phương pháp này dạo gần đây khá nổi trên các trang mạng xã hội. Với phương pháp này, bạn cần chuẩn bị tiền mặt và bì thư rồi làm theo các bước sau:

  • Liệt kê các khoản chi tiêu quan trọng hàng tháng và ghi chú lại trên từng phong bì.
  • Rút tiền và chia tiền vào từng phong bì theo mục đã ghi chú. Có thể áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính để phân chia.
  • Chi tiêu trong khoản mà bạn đã bỏ vào phong bì. Tuyệt đối không rút từ phong bì khác bỏ thêm vào phong bì đã hết tiền.

Đây là phương pháp rèn luyện tính kiên nhẫn của bạn. Nếu kỷ luật với phương pháp này, hiệu quả mang lại sẽ rất cao.

Nếu kỷ luật cao thì phương pháp quản lý chi tiêu này rất hiệu quả
Nếu kỷ luật cao thì phương pháp quản lý chi tiêu này rất hiệu quả (Nguồn: Internet)

Tham khảo:

Quản lý chi tiêu gia đình bằng sổ tay Kakeibo của người Nhật

Kakeibo, tiếng Nhật có nghĩa là sổ chi tiêu tài chính, do nữ nhà báo Hani Motoko (Nhật Bản) tạo thành năm 1904. Sử dụng phương pháp này, bạn có thể ghi lại chi tiết về các hoạt động chi tiêu và tiết kiệm của mình chỉ bằng một cây bút và cuốn sổ thay vì sử dụng phần mềm máy tính hiện đại.

Kakeibo là cuốn sổ với mục tiêu đầu tiên là để hỗ trợ những người làm nội trợ quản lý và cân đối chi tiêu gia đình Nhật. Sau đó, cuốn sổ Kakeibo được phát triển và trở thành phương pháp quản lý tài chính.

Quản lý tài chính cá nhân bằng sổ Kakeibo cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể học người Nhật sử dụng sổ Kakeibo theo những bước sau: 

  • Ghi chép các khoản chi tiêu chắc chắn sẽ chi hàng tháng (ghi cụ thể số tiền nếu có).
  • Ước tính khoản tiền cụ thể có thể dành cho tiết kiệm và các mục tiêu tài chính dài hạn. Hãy đảm bảo tính kỷ luật với khoản tiền này.
  • Phân chia thu nhập thành các nhóm chính (có thể dựa vào các nguyên tắc đã đề cập ở trên để phân chia).
  • Dựa trên thông tin về các khoản đã phân chia và bắt đầu cam kết với các khoản này. Điều chỉnh và cắt giảm những khoản không cần thiết. 
  • Tổng kết vào cuốn sổ Kakeibo hàng tháng. Ghi chú những khoản mục không phù hợp để có phương án điều chỉnh. 

Phương pháp này giúp gia đình người Nhật dễ kiểm soát chi tiêu để đạt được những mục tiêu quan trọng khác trong cuộc sống. 

Quản lý chi tiêu bằng sổ tay Kakeibo của người Nhật là phương pháp nổi tiếng

>> Có thể bạn quan tâm: Cách tiết kiệm tiền lương 3 triệubí quyết chi tiêu với lương 5 triệucách chi tiêu hợp lý với mức lương 6 triệucách chi tiêu hợp lý với mức lương 7 triệucách tiết kiệm tiền lương 8 triệu 1 tháng

Quy tắc quản lý chi tiêu 9-1 của người Do Thái

Cùng xem qua một đoạn hội thoại giữa người doanh nhân Do Thái và người đàn ông nghèo bán trứng để hiểu về quy tắc 9-1 này:

Doanh nhân Do TháiNếu anh nhặt 10 quả trứng mỗi sáng và cho chúng vào một cái giỏ, mỗi đêm lấy ra 9 quả trứng trong giỏ đó, sau một thời gian điều gì sẽ xảy ra?
Người bán trứngTheo thời gian, trứng sẽ đầy chặt giỏ.
Doanh nhân Do TháiÔng biết tại sao không?
Người bán trứngVì mỗi ngày tôi lại có thêm một quả trứng trong giỏ so với ngày trước.
Doanh nhân Do TháiBây giờ tôi dạy anh một bí quyết để giàu có. Dù anh kiếm được bao nhiêu tiền mỗi ngày, anh phải tiết kiệm 1/10 số tiền mà mình kiếm được.
Ví dụ, nếu anh kiếm được 10 đồng hôm nay, anh phải tiết kiệm được 1 đồng. Nếu anh kiếm được 100 đồng vào ngày mai, xin hãy tiết kiệm 10 đồng. Khi bắt tay vào làm, tương lai giàu có đã đang chờ đợi anh.
Đừng vì thấy những điều tôi nói đơn giản mà cười nhạo. Tôi giàu có như ngày hôm nay là nhờ quy tắc 9-1 ấy.

Hiểu đơn giản, quy tắc 9-1 là để các khoản chi tiêu không vượt quá 90% tổng thu nhập. Nếu kiên trì trong thời gian dài, ngoài việc thoát nghèo, chúng ta còn có một khoản tiết kiệm cho mình. ”Đừng bao giờ coi thường tiền bạn tiết kiệm được”, đó là bài học làm nên sự giàu có không của riêng ai.

quy tắc 9-1 của người Do Thái là để các khoản chi tiêu không vượt quá 90% tổng thu nhập

5 ứng dụng điện thoại quản lý chi tiêu cá nhân thông minh

Hiện nay có nhiều ứng dụng ra đời giúp cho việc quản lý chi tiêu cá nhân của mọi người trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Dưới đây là một số app và phần mềm quản lý được nhiều người tin dùng nhất.

Quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả bằng app Timo

Ngân hàng số Timo có đầy đủ các tính năng cho phép bạn quản lý dòng tiền của mình một cách hiệu quả. Đầu tiên là tính năng Hũ Chi Tiêu (Money Pot) giúp các bạn phân chia chi tiêu hợp lý. Các bước tạo Hũ khá đơn giản, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập ứng dụng Ngân hàng số Timo. Nếu bạn chưa có tài khoản, xem ngay cách mở tài khoản ngân hàng online
  • Bước 2: Chọn Hũ Chi Tiêu tại màn hình chính.
  • Bước 3: Chọn biểu tượng (+) ở góc phải bên trên màn hình để tạo Hũ mới.
  • Bước 4: Đặt tên, chọn Icon, màu sắc minh họa, và nhập mô tả cho Hũ chi tiêu.
  • Bước 5: Chọn Nạp tiền (góc trái bên dưới màn hình) hoặc bạn có thể chọn biểu tượng bánh răng (góc phải bên trên) để chọn thời gian nạp tiền định kỳ.
  • Bước 6: Lặp lại các thao tác trên để tạo đủ số lượng hũ bạn mong muốn, chẳng hạn nếu bạn áp dụng phương pháp 50/20/30 chiếc lọ thì cần tạo 3 hũ tương ứng. Sau đó, bạn có thể nhấn và giữ để sắp xếp các hũ chi tiêu phù hợp với mong muốn của bản thân.

Bên cạnh Hũ chi tiêu thì Timo còn có tính năng Báo cáo phân tích thu chi. Với tính năng này, đối với mỗi giao dịch phát sinh trên tài khoản chính Timo thì hệ thống sẽ tự động gắn Tag chi tiêu hoặc người dùng cũng có thể chủ động gắn các Tag này để Báo cáo phân tích thu chi được chính xác hơn.

Nhờ các Tag chi tiêu này thì hệ thống sẽ tổng hợp và phân bổ các khoản chi tiêu thành các nhóm và hình thành báo cáo thu chi theo thời gian thực. Thông qua Báo cáo thu chi tháng, các bạn có thể biết mình đã chi tiêu nhiều nhất vào gì và điều chỉnh mà không cần phải kiểm tra từng giao dịch một.

Ngoài ra, Timo còn gợi ý tính năng Mục tiêu cá nhân (Goal Save) giúp các bạn hoàn thành các mục tiêu tích lũy tiền dễ dàng hơn,…

Money Lover – Ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại

Money Lover là một trong những app quản lý chi tiêu cá nhân được nhiều người sử dụng. Với ứng dụng này, bạn được phép ghi chép dòng tiền thu chi hàng ngày, hàng tháng rõ ràng theo các mục gợi ý trên app. Bên cạnh đó, app còn giúp quản lý việc tiêu dùng qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử… 

Ngoài ra, ứng dụng còn cho phép bạn lập và chi tiêu theo ngân sách đã chọn. Mỗi tháng, Money Lover sẽ thống kê các khoản chi tiêu bằng biểu đồ để bạn dễ hình dung về khuynh hướng mua sắm. Từ đó, giúp bạn đánh giá và kịp thời điều chỉnh khi có sự mất cân bằng về dòng tiền.

Sổ thu chi MISA – Phần mềm quản lý chi tiêu trên máy tính

Ứng dụng quản lý tài chính MISA (MISA Money Keeper) cho phép người dùng dễ dàng ghi chép các khoản thu chi, vay nợ… hàng ngày, hàng tháng với thao tác vô cùng đơn giản. Sau đó, app sẽ tổng kết và lập bảng thống kê vào cuối kỳ theo tháng, quý hoặc năm. 

Ngoài ra, giao diện app MISA khá đơn giản và thân thiện với người dùng. Có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt trên cả hệ điều hành Android hoặc iOS. Ứng dụng còn hỗ trợ quản lý nguồn tiền ở tài khoản, giúp cho việc tiết kiệm và đầu tư hiệu quả hơn.

Quản lý chi tiêu tài chính cá nhân hàng ngày trên Notion

Notion là một ứng dụng web ghi chú miễn phí được phát triển bởi Notion Labs Inc. Nó cung cấp các công cụ bao gồm quản lý tác vụ, theo dõi dự án, danh sách việc cần làm, đánh dấu trang, lên kế hoạch, lập thời gian biểu,… Tất cả dữ liệu trên sẽ được lưu trữ vào cùng một không gian để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm khi cần.

Notion có rất nhiều mẫu template quản lý tài chính cá nhân với các thiết kế khác nhau, vừa giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả, vừa thẩm mỹ, thể hiện phong cách của người dùng.

Mẫu template quản lý chi tiêu Notion với giao diện thân thiện, giúp người dùng xác định được các khoản thu nhập, tiết kiệm, chi tiêu rõ ràng.

Mẫu file Excel quản lý chi tiêu cá nhân

Nếu bạn không thích việc cộng trừ từng con số thì đây là ứng dụng thích hợp dành cho bạn. Excel là công cụ tối ưu trong việc lập bảng để quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả, được nhiều người ứng dụng. Trong phần mềm Excel có sẵn các hàng và cột. Người dùng chỉ cần thiết lập các hàm đơn giản và nhập liệu mỗi khi có phát sinh thu chi. Ngay lập tức, Excel sẽ tính toán và cho ra kết quả một cách chính xác.

Excel là công cụ tối ưu trong việc lập bảng để quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

>> Tham khảo: Kế hoạch chi tiêu cá nhân cho người có thu nhập không ổn định

4 Mẹo giúp quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả, tiết kiệm nhiều hơn

Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng

Thông thường, mọi người rất dễ gặp vấn đề trong việc quản lý chi tiêu cá nhân vì họ không tính toán đến việc tiền của mình sẽ được sử dụng như thế nào. Điều này đã hình thành thói quen tiêu tiền bừa bãi, không theo một hướng nào cụ thể, dẫn đến hiện tượng chi tiêu quá mức.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn cần phải rõ ràng về các mục tiêu tài chính của mình và lập một kế hoạch chi tiết để giúp bạn đạt được chúng. Nó không chỉ giúp bạn tập trung mà một mục tiêu rõ ràng sẽ thúc đẩy bạn mỗi ngày trên con đường đạt được điều mình mong muốn.

bạn cần phải rõ ràng về các mục tiêu tài chính của mình và kế hoạch chi tiết

Bạn có thể liệt kê các mục tiêu tài chính ngắn hạn như mua điện thoại, trả hết nợ ngân hàng,… hoặc các mục tiêu dài hạn như khởi nghiệp, lập gia đình, mua nhà, nghỉ hưu,… để có định hướng rõ ràng hơn.

Phân bổ chi tiêu hợp lý

Phân bổ chi tiêu giúp bạn hiểu được dòng tiền và thói quen chi tiêu, từ đó xác định những khoản chi không hợp lý để loại bỏ và lập kế hoạch tài chính cho tương lai. Tùy theo nhu cầu chi tiêu hàng tháng, bạn có thể chia các khoản thu thành các khoản chi khác nhau.

Cần phân bổ chi tiêu hợp lý theo nhu cầu cá nhân

Phân bổ chi tiêu hợp lý là một việc làm vô cùng cần thiết, có thể mang lại kết quả bất ngờ khi quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, mỗi người đều có sở thích và nhu cầu khác nhau nên bạn cần tự mình tìm ra phương pháp phù hợp cho bản thân mình. 

Thay đổi thói quen mua sắm

Mỗi chúng ta đều thích mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử. Sức hấp dẫn của mã khuyến mại và các đợt giảm giá khiến chúng ta mua những mặt hàng rẻ nhưng không cần thiết, kém bền hoặc dễ hư hỏng. Điều này gây lãng phí rất nhiều tiền vì chúng ta sẽ sớm phải mua những món đồ thay thế mới.

thay đổi thói quen mua sắm và loại bỏ những món đồ không cần thiết

Trước khi đi mua sắm, bạn nên chuẩn bị sẵn một danh sách những thứ cần thiết và quan trọng, ước tính chi phí rồi cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp. Bạn cũng nên ưu tiên những món đồ có chất lượng tốt để thời gian sử dụng lâu dài hơn. Mặc dù chúng thường có giá cao nhưng về lâu dài, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá.

Tiết kiệm ngay sau khi có thu nhập

Cho dù kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân có được cân nhắc kỹ lưỡng đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi những chi phí phát sinh. Khi các nguồn thu nhập hiện tại không thể giải quyết kịp thời, chúng ta cần một kế hoạch dự phòng – một tài khoản tiết kiệm ngắn hạn.

Việc trích một phần thu nhập và gửi vào tài khoản này không chỉ giúp bạn đối phó với một số trường hợp khẩn cấp mà còn tránh được tình trạng “vung tay quá trán” với số tiền lương mới nhận.

Cần tiết kiệm ngay sau khi có thu nhập để tránh tiêu xài phung phí

Trên đây là 6 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả mà Timo gợi ý cho bạn. Hy vọng thông qua những gợi ý này, bạn sẽ tìm được phương pháp giúp việc kiểm soát chi tiêu trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Kỷ luật và kiên trì sẽ giúp bạn sớm đạt được những mục tiêu tài chính tương lai.

Đừng quên tải App Timo Digital Bank và mở tài khoản ngân hàng online chỉ trong 5 phút nhé!

—————————————————————————————————————————

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG SỐ TIMO

Timo là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam, được đảm bảo và đồng phát triển bởi Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank). Timo hoạt động dựa trên ứng dụng điện thoại/website, cho phép người dùng thực hiện hầu hết các giao dịch như mở tài khoản, gửi tiết kiệm, chuyển tiền,… như tại một ngân hàng thông thường theo hình thức trực tuyến và miễn phí hoàn toàn, không phí ẩn.

Timo đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín, bao gồm:

  • Giải thưởng “Ngân hàng kỹ thuật số phát triển nhanh nhất” do THE GLOBAL ECONOMICS trao tặng trong 2 năm liền.
  • TOP 8 ngân hàng số uy tín tại Châu Á năm 2021 do Tạp chí PaySpace và Seasia bầu chọn.
  • Vinh danh là “Ngân hàng tiên phong kết nối cộng đồng và phát triển bền vững” tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2022.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 1800 6788

Email: care@timo.vn

Địa chỉ:

  • Timo Hangout TP.HCM: 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3
  • Timo Hangout Hà Nội: 318 Phố Huế, Phường Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng
  • Timo Hangout Đà Nẵng: 23 Nguyễn Văn Linh, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu
  • Timo Hangout Cần Thơ: 79A Trần Phú, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ

THEO DÕI NGÂN HÀNG SỐ TIMO

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP 10 ngân hàng mở tài khoản online miễn phí chỉ 5 phút

Ngân hàng số Timo gửi đến quý khách hàng cách tạo và mở tài khoản...

Lạm phát giảm nhanh, liệu Fed có từ bỏ cắt giảm lãi suất không?

Những số liệu kinh tế Mỹ gần đây đã khiến các nhà đầu tư nghi...

Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán

Trong bối cảnh đầu năm với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang...

Hạn mức giao dịch đối với Thẻ Tín dụng Timo VISA

Tùy theo hạng thẻ, Timo thiết lập các hạn mức giao dịch khác nhau cho...

Tác động kép của việc Fed giảm lãi suất đối với kinh tế Việt Nam

Theo thông báo từ Fed, dự kiến họ sẽ thực hiện chính sách giảm lãi...

Đồng tiền châu Á nào được hưởng lợi khi Fed giảm lãi suất?

Dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sắp giảm lãi suất vào...