Cách ghi sổ và quản lý chi tiêu trong gia đình hiệu quả nhất

cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình

Làm thế nào để chi tiêu khoa học, đảm bảo tài chính gia đình ổn định không phải chuyện dễ dàng. Để quản lý chi tiêu một cách hiệu quả thì mỗi người phải hiểu rõ tình hình tài chính của gia đình, từ đó mới tìm ra phương pháp phù hợp. Đừng quá lo lắng, ngân hàng số Timo sẽ chia sẻ đến bạn cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình mang lại hiệu quả bất ngờ.

>> Xem thêm: 

Cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình hiệu quả

1/ Liệt kê chi tiết các khoản chi tiêu trong gia đình

Hãy luôn giữ thói quen liệt kê và kiểm tra lại khoản thu, chi vào cuối ngày. Việc này giúp bạn biết được mình đang có khoản nào vượt kế hoạch, từ đó đưa ra phương pháp cân đối cho phù hợp. Mỗi gia đình sẽ có những khoản chi tiêu khác nhau, nhưng đa số đều thuộc các nhóm như:

  • Khoản chi cho nhu cầu thiết yếu: Những nhu cầu thường xuyên và liên tục sẽ được xếp vào mục này. Thường sẽ là các nhu cầu sinh hoạt như: tiền ăn, mua đồ dùng vệ sinh cá nhân, tiền nhà, di chuyển,… 
  • Tiền chi trả dịch vụ: Hàng tháng, bạn cần thanh toán các hóa đơn chung như tiền internet, điện nước, tiền điện thoại,… 
  • Giải trí, phát triển bản thân: Khoản này thường là tiền học phí của con cái hoặc đầu tư các khóa học kỹ năng cho bản thân. Ngoài ra còn là tiền chi cho các cuộc giải trí như xem phim, du lịch, cà phê,… 
  • Chi phí xã giao: Những dịp như tiệc cưới, sinh nhật, hội nghị, tất niên,… đều phải cần đến tiền. 

Nhiều gia đình thường bỏ qua bước quan trọng này, không liệt kê các khoản phí tiêu dùng hằng ngày vào sổ thu chi gia đình. Điều này khiến bạn khó quản lý được dòng tiền ra vào, dễ tiêu xài lãng phí.

>>Xem thêm:

Giữ thói quen liệt kê và kiểm tra lại khoản thu, chi vào cuối ngày
Giữ thói quen liệt kê và kiểm tra lại khoản thu, chi vào cuối ngày (Nguồn: Internet)

2/ Thu nhập của hai vợ chồng trong 1 tháng

Mỗi gia đình sẽ có một mức thu nhập khác nhau. Vì vậy, trước khi thực hiện cách ghi sổ chi tiêu gia đình cẩn thận, bạn cần nắm rõ tình hình tài chính của hai vợ chồng trong 1 tháng. Mỗi khi nhận tiền lương vào đầu tháng, bạn hãy tổng hợp lại thu nhập để dễ dàng đưa ra kế hoạch chi tiêu phù hợp và kiểm soát hơn. 

Hai vợ chồng có thể thành lập một tài khoản chung dành cho gia đình rồi tổng hợp thu nhập vào trong tài khoản này. Bạn có thể dùng app Timo để liệt kê số tiền tiêu xài đơn giản và tiện lợi. Vào cuối tháng, bạn có thể xem lại báo cáo thu chi một cách nhanh chóng mà không cần tính toán, kiểm kê bằng tay. Tìm hiểu thêm: 6 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

3/ Phân bổ ngân sách

Bạn nên chia nhỏ số tiền chi tiêu của mình theo tháng để dễ dàng kiểm soát dòng tiền ra vào của gia đình hơn. Có 3 cách quản lý và ghi sổ chi tiêu trong gia đình phổ biến trên thế giới mà bạn có thể tham khảo gồm: 6 chiếc hũ, 50/50 và 50/30/20.

Sử dụng phương pháp 6 chiếc lọ tài chính

Bạn cần chia nhỏ tổng nhu nhập của gia đình vào 6 chiếc hũ với tỷ lệ như sau:

  • Nhu cầu thiết yếu (NEC): 50%
  • Tiết kiệm dài hạn (LTS): 30%
  • Đầu tư (FFA): 5%
  • Giáo dục (EDU): 10% 
  • Hưởng thụ (PLAY): 4% 
  • Từ thiện (GIVE): 1%

Nếu muốn tiện lợi hơn trong việc sắp xếp và quản lý các hũ, bạn có thể sử dụng Hũ chi tiêu (Money Pot) của Timo để cân đối chi tiêu và đảm bảo cho cuộc sống đầy đủ hơn. 

>> Xem thêm: Quy tắc 5 chiếc lọ: Cách người Do Thái quản lý tài chính thành công

Sử dụng phương pháp 50/50

Phương pháp này vô cùng đơn giản nên sẽ phù hợp hơn với gia đình không có quá nhiều khoản chi tiêu. Bạn chỉ cần chia tổng số thu nhập của mình thành 2 phần bằng nhau, 1 phần dùng cho các chi phí sinh hoạt hằng ngày, 1 phần còn lại để tiết kiệm vì các mục tiêu, dự định chung.

Sử dụng phương pháp 50/30/20

Tương tự như quy tắc 6 hũ, ở cách này, bạn cũng chia nhỏ số tiền nhưng chỉ chia làm 3 phần, cụ thể: 

  • Nhu cầu thiết yếu: 50%
  • Chi tiêu cá nhân: 30%
  • Tiết kiệm: 20% 

4/ Rà soát, cân đối chi tiêu mỗi tuần

Thường gia đình sẽ chi tiêu khá nhiều khoản vào mỗi tuần, từ ăn uống, đi lại cho tới mua sắm lặt vặt. Để dễ kiểm soát được dòng tiền, bạn cần rà soát lại các khoản chi theo tuần để kịp thời cân đối được tài chính, tránh tình trạng vung tay quá trán.

5/ Thực hiện ghi chép thu chi

Như đã nói, việc ghi chép thu chi giúp bạn dễ quản lý tài chính gia đình hơn, có 3 cách bạn có thể áp dụng như sau: cách ghi chép chi tiêu trong gia đình vào sổ tay, excel hoặc ứng dụng tài chính để dễ dàng kiểm tra. 

Cách 1: Sử dụng sổ tay ghi chép

Đây là phương pháp ghi chép chi tiêu đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng. Phương pháp này tuy rằng mất nhiều thời gian nhưng chính tay bạn ghi ra sẽ giúp bạn có cơ hội hồi tưởng lại dòng tiền một cách chân thực nhất.

Cách 2: Sử dụng bảng excel

Khi lập bảng, bạn hãy chia các cột thông tin theo cách mà bạn cảm thấy dễ thực hiện nhất. Sau đó điền dữ liệu một cách nghiêm túc và thường xuyên, đến cuối tháng bạn có thể nhìn lại bảng để điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu tháng sau cho phù hợp hơn.

>> Xem thêm:

Cách 3: Sử dụng app Timo

Đây là cách giúp bạn tối ưu được thời gian và vô cùng thuận tiện mà ai cũng có thể dễ dàng sử dụng. Với Timo, bạn có thể gắn tag ghi chú cho mỗi khoản tiền chi tiêu và xem báo cáo thu chi theo tuần/ tháng dễ dàng ngay trên app. Từ đó, việc kiểm tra và cân đối tài chính sẽ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn bao giờ hết.

MỞ THẺ NGAY!
Báo cáo thu chi tháng của app Timo
Báo cáo thu chi tháng của app Timo

Cách quản lý chi tiêu trong gia đình hiệu quả

1/ Nên chia thành 2 sổ chi tiêu

Bạn nên chia thu nhập thành 2 sổ chi tiêu: Một cuốn sổ sẽ ghi những khoản chi tiêu lớn trong gia đình như mua xe, mua nhà, đầu tư, … Một cuốn sổ sẽ dùng để ghi những khoản chi tiêu hằng ngày, hằng tháng như tiền sinh hoạt, đi chợ, tiền ăn, tiền xăng xe, tiền thuê nhà, tiền điện nước,… Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được dòng tiền, tránh dùng tiền không có kế hoạch làm ảnh hưởng đến các mục tiêu lâu dài của gia đình. 

2/ Thiết lập mục tiêu tài chính cho gia đình

Việc thiết lập mục tiêu tài chính cho gia đình sẽ giúp các thành viên cùng cố gắng để đạt được điều đó. Chẳng hạn như xây nhà mới, mua xe hơi hoặc chuẩn bị đón em bé chào đời. Khi biết cần đạt được mục tiêu tài chính nào, chúng ta sẽ chủ động tiết kiệm trong chi tiêu hơn.

3/ Nên có một khoản tiết kiệm trước khi phân bổ tiền tiêu dùng

Khi tính tổng thu nhập mỗi tháng, bạn hãy dành ra một khoản tiết kiệm trước khi lên kế hoạch chi tiêu trong gia đình. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản nhưng vẫn đảm bảo thu chi hợp lý, đủ đầy cho cuộc sống gia đình. 

4/ Đặt giới hạn chi tiêu cho các thành viên trong gia đình

Bạn cũng có thể đặt giới hạn chi tiêu cho các thành viên trong gia đình để kiểm soát được việc tiêu xài vượt quá giới hạn. Ví dụ: Các con một ngày được 20 nghìn tiền tiêu vặt. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý tiền bạc trong gia đình hơn.

5/ Luôn kiểm tra các khoản thu chi mỗi ngày

Vào cuối mỗi ngày, bạn hãy kiểm tra lại sổ sách xem mình ghi chép có đúng không, còn khoản chi nào thiếu sót hay không. Việc này cũng giúp chúng ta biết được mình đã chi cho những mục gì, có chi tiêu hợp lý hay không, có khoản nào cần cắt giảm hay không,…

6/ Lập một danh sách các món đồ cần mua trước khi mua sắm

Lên danh sách các món đồ cần thiết trước khi mua sắm, kiểm tra tủ đồ, tủ lạnh và tham khảo giá trước khi mua, lưu ý chỉ mang đủ số tiền cần thiết. Biết trước những món cần mua sẽ giúp bạn tránh việc mua đồ khuyến mãi mà không dùng đến.

Ghi danh sách món đồ cần mua giúp bạn kiểm soát được túi tiền
Ghi danh sách món đồ cần mua giúp bạn kiểm soát được túi tiền (Nguồn: Internet)

7/ Tắt những thiết bị khi cần dùng đến để giảm tiền điện

Hãy đặt ra nguyên tắc tiết kiệm cho các thành viên trong gia đình như chỉ sử dụng máy lạnh 2 tiếng vào buổi trưa hoặc tối, sử dụng bếp từ, tắt hết thiết bị điện trước khi ra khỏi nhà,… Tiết kiệm điện sẽ giúp bạn giảm được một số tiền kha khá so với việc dùng thoải mái. 

Cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình tuy không khó nhưng đòi hỏi bạn cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch tài chính lâu dài để có thể thấy rõ hiệu quả. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng Timo để quản lý chi tiêu miễn phí, dễ dàng, tiện lợi thông qua báo cáo thu chi tuần/ tháng. Ngoài ra, Timo là ngân hàng số nên bạn hoàn toàn có thể đầu tư sinh lời trực tiếp ngay trên app với lãi suất vô cùng ưu đãi, thuộc hàng top trên thị trường.

Mở thẻ ATM Timo online chỉ 2 phút với eKYC Miễn phí mở thẻ – Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

Miễn phí chuyển tiền. Miễn phí quẹt thẻ máy POS. Miễn phí rút tiền tại 20.000+ ATM toàn quốc. Dễ dàng liên kết với các ví điện tử MoMo, GrabPay by Moca, ZaloPay, ShopeePay. Dễ dàng quản lý, mở khoá thẻ 24/7 qua ứng dụng. MỞ THẺ NGAY!

—————————————————————————————————————————

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG SỐ TIMO

Timo là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam, được đảm bảo và đồng phát triển bởi Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank). Timo hoạt động dựa trên ứng dụng điện thoại/website, cho phép người dùng thực hiện hầu hết các giao dịch như mở tài khoản, gửi tiết kiệm, chuyển tiền,… như tại một ngân hàng thông thường theo hình thức trực tuyến và miễn phí hoàn toàn, không phí ẩn.

Timo đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín, bao gồm:

  • Giải thưởng “Ngân hàng kỹ thuật số phát triển nhanh nhất” do THE GLOBAL ECONOMICS trao tặng trong 2 năm liền.
  • TOP 8 ngân hàng số uy tín tại Châu Á năm 2021 do Tạp chí PaySpace và Seasia bầu chọn.
  • Vinh danh là “Ngân hàng tiên phong kết nối cộng đồng và phát triển bền vững” tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2022.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 1800 6788

Email: care@timo.vn

Địa chỉ:

  • Timo Hangout TP.HCM: 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3
  • Timo Hangout Hà Nội: 318 Phố Huế, Phường Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng
  • Timo Hangout Đà Nẵng: 23 Nguyễn Văn Linh, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu
  • Timo Hangout Cần Thơ: 79A Trần Phú, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ

THEO DÕI NGÂN HÀNG SỐ TIMO

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP 10 ngân hàng mở tài khoản online miễn phí chỉ 5 phút

Ngân hàng số Timo gửi đến quý khách hàng cách tạo và mở tài khoản...

Lạm phát giảm nhanh, liệu Fed có từ bỏ cắt giảm lãi suất không?

Những số liệu kinh tế Mỹ gần đây đã khiến các nhà đầu tư nghi...

Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán

Trong bối cảnh đầu năm với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang...

Hạn mức giao dịch đối với Thẻ Tín dụng Timo VISA

Tùy theo hạng thẻ, Timo thiết lập các hạn mức giao dịch khác nhau cho...

Tác động kép của việc Fed giảm lãi suất đối với kinh tế Việt Nam

Theo thông báo từ Fed, dự kiến họ sẽ thực hiện chính sách giảm lãi...

Đồng tiền châu Á nào được hưởng lợi khi Fed giảm lãi suất?

Dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sắp giảm lãi suất vào...