Cách định giá cổ phiếu phổ biến và ví dụ minh họa

Cách định giá cổ phiếu phổ biến và ví dụ minh họa

Để việc đầu tư chứng khoán trở nên hiệu quả và mang về lợi nhuận cao, người đầu tư cần phải biết cách định giá cổ phiếu. Vậy có mấy bước để bạn định giá cổ phiếu và các phương pháp định giá cổ phiếu cụ thể như thế nào? Hãy cùng ngân hàng số Timo tìm hiểu ngay sau đây! 

Xem thêm: 11 cách chọn cổ phiếu tốt để đầu tư

Tại sao bạn cần phải định giá cổ phiếu?

Việc định giá cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư xác định được giá trị thực của cổ phiếu là bao nhiêu, thông qua công thức, giá cao hay thấp. Từ đó, nhà đầu tư có thể quyết định chọn mua cổ phiếu đó hay không. 

Khi bắt đầu giao dịch cổ phiếu thì định giá là một kỹ năng vô cùng quan trọng để bạn quyết định mua bán cổ phiếu đúng thời điểm và gia tăng lợi nhuận. Vì nếu bạn không thể bán được cổ phiếu với giá cao hơn hoặc bằng giá trị thực tế, thì cổ phiếu này được cho là không thể thanh khoản. 

Việc định giá cổ phiếu giúp nhà đầu tư biết được giá trị thực của doanh nghiệp
Việc định giá cổ phiếu giúp nhà đầu tư biết được giá trị thực của doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

5 bước để định giá cổ phiếu doanh nghiệp

Sau đây, Timo sẽ hướng dẫn cách định giá cổ phiếu cho các nhà đầu tư mới theo 5 bước cơ bản:

  • Bước 1: Trước khi quyết định, nhà đầu tư cần phải hiểu về doanh nghiệp và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
  • Bước 2: Tính toán và ước lượng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.
  • Bước 3: Chọn cho mình một phương pháp định giá phù hợp thông qua các công thức và chỉ số khác nhau.
  • Bước 4: Lập bảng ước tính cụ thể cho ba kịch bản đầu tư khởi đầu:
    • #Base: Kịch bản cơ sở;
    • #Conservative: Kịch bản thận trọng;
    • #Worst: Kịch bản xấu nhất. 
  • Bước 5: Phân tích kết quả đầu tư dựa trên 3 kịch bản ước tính ở bước 4.
Các bước định giá cổ phiếu doanh nghiệp cơ bản
Các bước định giá cổ phiếu doanh nghiệp cơ bản (Nguồn: Internet)

Cách định giá cổ phiếu phổ biến

Để nhà đầu tư dễ dàng định giá cổ phiếu, Timo cũng sẽ giới thiệu qua các phương pháp định giá theo công thức như bên dưới.

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Phương pháp P/E (Price to Earning ratio) thường được người đầu tư dùng để đánh giá mối quan hệ giữa thị giá cổ phiếu (Price) và lãi của một cổ phiếu (EPS). Có thể hiểu đơn giản là phương pháp này sẽ cho nhà đầu tư thấy: để có được một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu thì cần phải bỏ ra số tiền là bao nhiêu. Khi đó, chỉ số P/E thấp thì sẽ mang ý nghĩa là giá cổ phiếu này rẻ, ngược lại P/E cao thì giá cao tương đương.

Cách tính:

P/E = Thị giá cổ phiếu (Price)/ Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS)

Ví dụ: Lợi nhuận/cổ phiếu trong 12 tháng gần nhất của Vinamilk (VNM) là: 5.540 đồng/cổ phiếu. Vào ngày 07/12/2018, cổ phiếu VNM có giá là 133.900 đồng/cổ phiếu. Vậy suy ra, VNM đang giao dịch với tỷ lệ P/E là 133.900/5.540 = 24.17.

Xem chi tiết: Chỉ số P/E là gì?

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B

Phương pháp P/B (Price to Book ratio) thường được các nhà đầu tư dùng để so sánh giá hiện tại của cổ phiếu và giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Nếu thị giá của cổ phiếu cao hơn giá ghi sổ sẽ cho thấy rằng công ty này đang có mức doanh thu trên tài sản cao. 

Cách tính:

P/B = Giá cổ phiếu hiện tại / (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ)

Ví dụ: Giá thị trường của VNM là 134.900/cổ phiếu và giá trị sổ sách là 14.620/cổ phiếu. Vậy thì chỉ số P/B sẽ được tính là 134.900/14.620 = 9.22.

Xem chi tiết: Chỉ số P/B là gì?

Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B
Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B (Nguồn: Internet)

Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức

Phương pháp chiết khấu cổ tức (tỷ suất cổ tức) sẽ thường được tính thông qua tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt dựa trên giá cổ phiếu. Cách định giá cổ phiếu này tương đối đơn giản, phù hợp với các nhà đầu tư mới. Vì nếu doanh nghiệp nào trả cổ tức 20%/năm thì có nghĩa là họ sẽ trả 20% giá trị thực (mệnh giá) của cổ phiếu đó. 

Cách tính:

Chiết khấu cổ tức = Số cổ tức bằng tiền mặt / Giá thị trường

Ví dụ: Cổ phiếu có mệnh giá là 30.000 VNĐ thì cổ tức 20% là 6.000 VNĐ, còn có cổ tức 10% thì là 3.000 VNĐ.

Định giá cổ phiếu theo công thức Benjamin Graham

Khác với những phương pháp trên, cách định giá cổ phiếu này không được nhiều người sử dụng trong thời điểm hiện tại. Nhưng thực tế, các chuyên gia trong ngành lại nhận định đây là phương pháp mang tính chính xác cao. 

Cách tính:

Value (Giá trị thực của cổ phiếu)  = Tổng EPS trong 12 tháng x (8.5 +2g)

Trong đó:

  • Hằng số 8.5 nhằm biểu thị tỷ lệ P/E của doanh nghiệp, con số này không thay đổi. 
  • Chỉ số g sẽ là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dài hạn của doanh nghiệp. 

Qua bài viết trên, Timo hy vọng rằng bạn sẽ hiểu được cách định giá cổ phiếu và tầm quan trọng của việc này. Do đó, để có thể đầu tư thông minh và hiệu quả, bạn cần phải phân tích và xác định thật kỹ giá trị thực của cổ phiếu trước khi quyết định giao dịch. Nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm để phân tích giá trị của cổ phiếu thông qua các phương pháp kể trên. Hãy cân nhắc đầu tư hình thức quỹ mở tại các công ty quản lý quỹ uy tín.

Xem thêm: Đầu tư quỹ mở là gì?

Quỹ mở VinaCapital tại Timo hiện đang có đến 4 giải pháp đầu tư, với các chiến lược đầu tư khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng với khẩu vị rủi ro khác nhau. Khi đầu tư, các chuyên gia trong ngành sẽ thay bạn trong hầu hết các việc như: lên chiến lược, chọn loại mã chứng khoán có giá trị và phân tích thị trường hằng ngày. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể theo dõi hiệu quả đầu tư của mình ngay trên ứng dụng ngân hàng số Timo một cách tiện lợi và minh bạch.

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ VinaCapital: 

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập 
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013)6,87,17,07,37,6
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019)37,042,419,6
VEOF (Thành lập 01-07-2014)57,069,224,217,214,1
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017)68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Hãy mở ngay cho mình tài khoản ngân hàng số Timo trực tuyến cũng như đầu tư Quỹ mở VinaCapital chỉ từ 2 triệu đồng để có thêm thu nhập cho phần tiền nhàn rỗi của mình. Và đừng quên theo dõi Timo để biết thêm nhiều kiến thức đầu tư và mẹo tài chính hữu ích nhé! 

Đầu tư tích lũy VinaCapital
Gia tăng thu nhập cùng Timo

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.

ĐẦU TƯ SỚM, LỢI ÍCH LỚN!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

RA MẮT THỬ THÁCH TIMO: NGƯỜI HÙNG KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Timo tự hào là Ngân hàng số đầu tiên giới thiệu tính năng Thử Thách...

Biểu phí Thẻ Ghi nợ Quốc tế Timo VISA

Timo hiện đang cung cấp hai loại thẻ ghi nợ Timo VISA: Thẻ vật lý...

TOP 10 ngân hàng mở tài khoản online miễn phí chỉ 5 phút

Ngân hàng số Timo gửi đến quý khách hàng cách tạo và mở tài khoản...

Lạm phát giảm nhanh, liệu Fed có từ bỏ cắt giảm lãi suất không?

Những số liệu kinh tế Mỹ gần đây đã khiến các nhà đầu tư nghi...

Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán

Trong bối cảnh đầu năm với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang...

Hạn mức giao dịch đối với Thẻ Tín dụng Timo VISA

Tùy theo hạng thẻ, Timo thiết lập các hạn mức giao dịch khác nhau cho...