Để tối ưu lợi nhuận khi đầu tư vào chứng khoán, tránh các rủi ro thì nhà đầu tư cần phải lựa chọn những cổ phiếu chất lượng và tiềm năng lâu dài. Nhưng làm thế nào để bạn có thể chọn cho mình đúng loại cổ phiếu tốt trong vô vàn những mã chứng khoán khác nhau? Vậy nên ngân hàng số Timo sẽ hướng dẫn các cách chọn cổ phiếu tốt mà các nhà đầu tư mới nên biết qua bài viết sau!
Cách chọn cổ phiếu tốt
Trước khi quyết định đặt mua một cổ phiếu bất kì, bạn cần phải đánh giá thật kỹ thông tin của công ty phát hành bao gồm: thông tin công bố minh bạch, báo cáo kinh doanh thời gian gần nhất hoặc các chỉ số chứng khoán quan trọng,… Tuy nhiên làm sao để bạn có thể biết cổ phiếu nào là tiềm nặng dựa trên những thông tin trên? Vì thế hãy dựa trên 6 tiêu chí sau đây để xem rằng cổ phiếu đã đủ tốt chưa nhé.
Tiêu chí 1: (Tổng nợ vay/Tài sản ngắn hạn) < 1.1
Khi đầu tư, bạn nên ưu tiên kiểm tra tổng nợ vay mà doanh nghiệp đó đang phải chịu. Nợ thấp sẽ cho bạn thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp và tránh gặp rủi ro khi tình hình thị trường biến động.
Tiêu chí 2: Chỉ số thanh toán hiện hành > 1.5
Chỉ số này sẽ thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn với thời gian dưới 1 năm của doanh nghiệp. Cách tính thông thường sẽ là Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn, nếu chỉ số càng cao thì doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng thanh toán và ngược lại.
Tiêu chí 3: Tăng trưởng EPS dương trong 5 năm gần nhất
Nếu doanh nghiệp phát hành có chỉ số EPS tăng trưởng dương trong 5 năm gần nhất cũng sẽ được xem là một cổ phiếu có tiềm năng, đáng để đầu tư lâu dài.
Xem chi tiết về chỉ số EPS là gì tại đây.
Tiêu chí 4: P/E < 9
Một trong những cách chọn cổ phiếu tốt là dựa trên chỉ số P/E. Nếu chỉ số P/E bé hơn 9 thì sẽ cho thấy mức thu nhập ròng trên giá cổ phiếu đang cao và có tính thanh khoản tốt. Tuy nhiên tiêu chí này chỉ mang tính chất tham khảo vì sẽ có nhiều lý do khiến chỉ số P/E thấp nhưng doanh nghiệp lại không hoạt động hiệu quả.
Cụ thể hơn, bạn có thể xem thêm tại Chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa và công thức tính chỉ số P/E.

Tiêu chí 5: P/B < 1.2
Khi chỉ số P/E bị ảnh hưởng bởi những tác động bất ngờ thì bạn có thể lựa chọn cổ phiếu dựa trên chỉ số P/B thay thế. Khi đó, P/B sẽ được sử dụng để so sánh giá trị hiện tại với giá ghi sổ của cổ phiếu đó.
Tiêu chí 6: Cổ tức đều đặn
Một cổ phiếu tốt đôi khi sẽ bị thị trường lãng quên và mất nhiều thời gian để tăng giá trị. Vì thế chọn một doanh nghiệp chi trả cổ tức đều đặn cũng sẽ giúp bạn có nguồn thu trong lúc đợi giá cổ phiếu tăng về sau.
Phương pháp lọc cổ phiếu tốt để đầu tư
Sau khi bạn đã lựa chọn được sản phẩm chứng khoán phù hợp dựa trên các cách chọn cổ phiếu tốt đã chia sẻ bên trên. Thì việc tiếp theo cần làm là lọc lại cổ phiếu tốt nhất bằng các phương pháp dưới đây:
Phương pháp lọc cổ phiếu Canslim
Phương pháp này sẽ dựa trên 7 tiêu chí về sự thành công trong quá khứ của cổ phiếu để ra quyết định. Đây là phương pháp được phát triển bởi ông William O’Neil, công tác tại tạp chí Investor’s Business Daily.

Cách lọc cổ phiếu theo ngành
Lọc theo ngành sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian phân tích thay vì phải xem xét trên toàn thị trường. Và nếu bạn am hiểu về ngành đó thì khi đầu tư sẽ có lợi thế hơn.
- Ưu tiên nhóm ngành đang phát triển, có hiệu quả kinh doanh tốt và tiềm năng.
- Đánh giá và so sánh chỉ số ngành trên bảng giá cổ phiếu.
- Lọc cổ phiếu phù hợp tiêu chí, mục tiêu và chiến lược đầu tư dài hạn của bạn.
Cách lọc cổ phiếu theo giá trị
Dựa trên những giá trị của cổ phiếu mà bạn có thể chọn được sản phẩm chứng khoán tốt nhất. Và các cổ phiếu được lọc theo tiêu chí này sẽ có tiềm năng lớn, tuy nhiên sẽ phải mất khá nhiều thời gian tăng trưởng nên chỉ phù hợp đầu tư dài hạn.
Tiêu chí | Yêu cầu |
Vốn hóa | > 500 tỷ đồng |
Tăng trưởng doanh thu trong 3 năm gần nhất | > 0 |
Tăng trưởng lợi nhuận trong 3 năm gần nhất | > 0 |
Lãi gộp | > 25% |
ROE | > 15% |
ROA | > 7% |
Tổng vay nợ | < 1 |
P/E | < 10 |
Ngoài ra cũng có thể tham khảo thêm các chỉ số khác như:
- Tỷ số P/E thấp
- Tỉ số P/B thấp
- Tỷ suất lợi tức cao
Xem thêm Các chỉ số chứng khoán cơ bản mà bạn cần biết.
Cách lọc cổ phiếu tăng trưởng
Một cách chọn cổ phiếu tốt nữa là lọc các chứng khoán tăng trưởng. Cụ thể cổ phiếu tăng trưởng là sản phẩm của một doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ tăng với tốc độ cao hơn so với mức trung bình của thị trường.
Thường các cổ phiếu tăng trưởng sẽ không được chia cổ tức, vì lợi nhuận sẽ được tái đầu tư để phát triển doanh nghiệp, nhưng sẽ khá rủi ro nếu công ty không hoạt động tốt như dự kiến. Hoặc thường tập trung nhiều ở các nhóm ngành có sự đổi mới nhiều như kỹ thuật, công nghệ sinh học, hàng tiêu dùng,…
Cách lọc cổ phiếu theo giá
Tiếp đến thì bạn sẽ cần phải lọc theo giá để chọn ra cổ phiếu có mức giá tốt nhất, phù hợp với các tiêu chí đầu tư và mức vốn bạn có. Sau đó sẽ tiến hành đánh giá, phân tích và dự đoán xu hướng của cổ phiếu trong thời gian sắp tới. Cụ thể tiêu chí như sau:
- Giá gần đây.
- Giá tối đa trong 52 tuần.
- Giá thấp nhất trong 52 tuần.
- Khối lượng trung bình 10 ngày.
- Khối lượng giao dịch.
- Giá trị giao dịch.
- Giá cao nhất trong lịch sử.
- Giá thấp nhất trong lịch sử.

Cách lọc cổ phiếu dựa trên chỉ số định giá
Và phương pháp cuối cùng trong cách chọn cổ phiếu tốt là bạn sẽ lọc dựa trên chỉ số định giá. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với số lượng cổ phiếu cần lọc ít, từ 10 loại trở xuống. Vì thế Timo khuyên bạn nên sử dụng cách này để lọc các cổ phiếu cùng ngành thì sẽ hiệu quả hơn.
Các chỉ số cần lọc sẽ bao gồm:
- P/E cơ bản.
- P/E pha loãng.
- P/E trước thu nhập khác.
- PEG %.
- Hệ số Giá Cổ phiếu/Trị giá Sổ sách (P/B).
- Hệ số Giá Cổ phiếu/Doanh số trên cổ phiếu (P/S).
- Hệ số Giá/Trị giá Sổ sách TSHH.
- Hệ số giá/Dòng tiền.
- Giá trị Doanh nghiệp/Doanh số.
- Giá trị Doanh nghiệp/EBITDA.
- Giá trị Doanh nghiệp/EBIT.
Tóm lại khi bạn mới bắt đầu đầu tư vào chứng khoán thì việc tham khảo kỹ các cách chọn cổ phiếu tốt là việc cực kỳ quan trọng và cần thực hiện cẩn thận nếu không muốn bị thua lỗ. Nhưng nếu bạn muốn thu về lợi nhuận cao từ việc đầu tư nhưng lại sợ vì chọn sai cổ phiếu mà thất thoát tài sản thì hãy tìm hiểu thêm về hình thức đầu tư quỹ mở tại VinaCapital.
Lợi ích khi đầu tư vào quỹ mở VinaCapital tại Timo là các chuyên gia đầu tư sẽ giúp bạn vạch ra chiến lược đầu tư trung và dài hạn. Họ cũng sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên cho bạn khi lựa chọn cổ phiếu, trái phiếu cũng như các chiến lược đầu tư phù hợp cho từng loại. Do đó bạn có thể yên tâm hơn và có thời gian riêng để tiếp tục công việc chính của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi lợi nhuận mỗi ngày một cách dễ dàng và hoàn toàn minh bạch ngay trên ứng dụng Timo.
Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ VinaCapital:
Tại ngày 02-12-2021 | Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%) | Lợi nhuận 1 năm (%) | Lợi nhuận trung bình 3 năm (%) | Lợi nhuận trung bình 5 năm (%) | Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập |
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013) | 6,8 | 7,1 | 7,0 | 7,3 | 7,6 |
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019) | 37,0 | 42,4 | – | – | 19,6 |
VEOF (Thành lập 01-07-2014) | 57,0 | 69,2 | 24,2 | 17,2 | 14,1 |
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017) | 68,0 | 83,2 | 31,1 | – | 23,2 |
Hãy mở ngay cho mình tài khoản ngân hàng số Timo trực tuyến cũng như đầu tư quỹ mở VinaCapital để có thêm thu nhập cho phần tiền nhàn rỗi của mình nhé!
Đầu tư tích lũy VinaCapital
Gia tăng thu nhập cùng TimoQuỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.