Bên cạnh việc cố gắng làm việc để tăng thêm thu nhập thì quản lý chi tiêu cá nhân cũng là cách tiết kiệm tiền hiệu quả. Nếu bạn chưa tìm được giải pháp phù hợp với bản thân thì hãy theo dõi bài viết sau đây, Ngân hàng số Timo sẽ giới thiệu với bạn các cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng để ổn định cuộc sống và nhanh chóng đạt được tự do tài chính. Xem ngay nhé!
Xem thêm: Cách quản lý chi tiêu trong gia đình
Chi tiêu hợp lý là gì?
Chi tiêu hợp lý là việc sử dụng và quản lý tiền bạc một cách thông minh, có kế hoạch và đảm bảo rằng tiêu dùng và đầu tư được thực hiện một cách cân đối và phù hợp với tình hình tài chính cá nhân hoặc gia đình. Khi chi tiêu hợp lý, người ta tập trung vào việc sử dụng tiền một cách hiệu quả để đảm bảo mục tiêu tài chính được đạt được và tránh tình trạng nợ nần không kiểm soát.

Lợi ích của việc chi tiêu hợp lý trong tháng
Chi tiêu hợp lý trong tháng mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho tình hình tài chính cá nhân và gia đình. Dưới đây là một số lợi ích chính của việc chi tiêu hợp lý trong tháng:
- Bạn sẽ có nguồn tài chính ổn định hơn, không phải lo lắng về việc thiếu tiền trả nợ, trả hóa đơn hay đối phó với các tình huống khẩn cấp.
- Bạn sẽ đạt được các mục tiêu dài hạn của mình, như mua xe, mua nhà, du lịch, nghỉ hưu sớm hay đầu tư vào giáo dục cho con cháu.
- Bạn sẽ sử dụng tiền một cách có ý nghĩa và hiệu quả hơn, không bị lãng phí vào những thứ không cần thiết hay không mang lại giá trị cho bạn.
- Bạn sẽ sớm đạt được tự do tài chính, tức là bạn có thể làm những gì bạn muốn mà không phải lo lắng về tiền bạc.

Cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng cho bản thân, gia đình
Cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng là biết cách làm gì với số tiền bạn nhận được mỗi tháng. Đây là bước quan trọng để bạn có cuộc sống tự do tài chính và độc lập, từ đó thoải mái trong sử dụng tiền bạc hơn. Một số cách dưới đây sẽ giúp bạn trong việc giải quyết chi tiêu của mình.
1. Phân loại chi tiêu thành các nhóm
Tùy theo tình trạng hôn nhân là độc thân hay đã có gia đình mà các khoản chi tiêu trong tháng sẽ được phân loại khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì các khoản chi tiêu chủ yếu được phân thành 4 nhóm sau:
Nhóm 1: Nhóm thiết yếu
Nhóm này gồm những khoản chi tiêu bắt buộc, nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Những khoản chi tiêu sau được xếp vào nhóm thiết yếu:
- Chi phí thuê nhà;
- Ăn uống;
- Di chuyển;
- Các chi phí cố định như tiền điện, tiền nước,…;
- Tiền trả những khoản vay;
- Mua sắm nhu yếu phẩm;
- Chăm sóc sức khỏe.
Nhóm 2: Nhóm phát sinh
Nhóm này gồm những chi phí không cố định, phát sinh tùy vào trường hợp cụ thể. Các khoản chi tiêu trong nhóm này không phải là thiết yếu, nhưng cũng không phải là lãng phí. Các chi phí này gần giống với chi phí cho nhu cầu giao tiếp xã hội. Ví dụ cụ thể như các chi phí sau:
- Tiền lì xì;
- Quà sinh nhật;
- Cưới hỏi;
- Đám tang;
- Từ thiện;
- Mua sắm và sửa chữa đồ hư hỏng trong gia đình như bàn học, quạt treo tường, đèn,…;
- Tiền thưởng cho nhân viên phục vụ, lễ tân khách sạn;
- Các phát sinh khác.

Nhóm 3: Nhóm tăng trưởng
Các khoản chi trong nhóm này sẽ giúp cho tiền sinh ra tiền hoặc của cải tương đương. Cụ thể như các khoản chi phí sau:
- Gửi tiết kiệm ngân hàng. Bạn nên lựa chọn các ngân hàng uy tín để gửi tiết kiệm với lãi suất cao. Sản phẩm Tiết kiệm trực tuyến (Term Deposit) của Timo có lãi suất thuộc top trên thị trường.
- Đầu tư cổ phiếu;
- Đầu tư trái phiếu;
- Đầu tư vào các quỹ tài chính;
- Các khoản đầu tư khác.
Nhóm 4: Nhóm lãng phí
Đây là các khoản chi tiêu giúp bạn giải trí, tận hưởng cuộc sống nên không ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống của bạn. Vì thế, bạn nên cân nhắc giảm hoặc hạn chế các chi tiêu trong nhóm này. Ví dụ như các khoản chi phí sau:
- Mua sắm đồ theo sở thích;
- Ăn uống bên ngoài;
- Xem phim;
- Tụ tập bạn bè;
- Giải trí;
- Các khoản chi phí khác.

2. Phân bổ chi tiêu hợp lý trong tháng
Có nhiều quy tắc phân bổ chi tiêu khác nhau như quy tắc “6 chiếc lọ”, “50/20/30”, “90/10” và “70/10/10/10”. Dưới đây là cách áp dụng các quy tắc đó để phân bổ chi tiêu trong tháng một cách khoa học và cân đối.
Quy tắc 6 lọ tài chính
Trong quy tắc này, bạn sẽ chia thu nhập hàng tháng vào 6 chiếc lọ tài chính với tỷ lệ được gợi ý là:
Lọ 1: Chi tiêu cần thiết – Necessity account (NEC – 55% Thu nhập): Phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu hàng tháng của bạn như tiền điện nước, tiền ăn uống, mua sắm, đi lại,…
Lọ 2: Quỹ đầu tư tự do – Financial freedom account (FFA – 10% Thu nhập): Phục vụ cho kế hoạch đầu tư, tạo thêm khoản thu nhập thụ động hàng tháng cho bạn.
Lọ 3: Đầu tư giáo dục – Education account (EDU -10% Thu nhập): Giúp bạn trau dồi kiến thức cần thiết cho bản thân.
Lọ 4: Tiết kiệm dài hạn – Long-term saving for spending account (LTSS – 10% Thu nhập): Giúp bạn thực hiện những kế hoạch dài hạn trong tương lai như mua xe, mua laptop, mua nhà,…
Lọ 5: Nhu cầu giải trí, hưởng thụ – Play account (PLAY – 10% Thu nhập): Phục vụ cho việc hưởng thụ và giải trí của bản thân.
Lọ 6: Quỹ từ thiện – Give Account (GIVE – 5% Thu nhập): Bạn có thể sử dụng số tiền này để giúp đỡ bạn bè hoặc người thân đang gặp vấn đề tài chính.
Quy tắc 50/20/30
Ở quy tắc 50 20 30, khi có mức thu nhập hàng tháng, bạn cần chia thành 3 mục với tỷ lệ như sau:
- 50% cho chi tiêu thiết yếu: Đây là khoản dành cho các phí phải trả như tiền ăn uống, điện nước, đi lại, tiền nhà,…
- 30% chi tiêu cho nhu cầu, sở thích: Các khoản như mua sắm, du lịch, cafe, giải trí,…
- 20% tiết kiệm hoặc đầu tư.

Quy tắc 90/10:
- 90% cho Chi tiêu cố định: Dành 90% thu nhập cho các chi tiêu cố định như nhà ở, thực phẩm, hóa đơn.
- 10% cho Tiết kiệm và Đầu tư: Dành 10% thu nhập để tiết kiệm và đầu tư.
Quy tắc 70/10/10/10:
- 70% cho Cơ bản: Chi tiêu không quá 70% thu nhập cho các nhu cầu cơ bản.
- 10% cho Tiết kiệm: Dành 10% thu nhập để tiết kiệm.
- 10% cho Đầu tư: Dành 10% thu nhập để đầu tư cho tương lai.
- 10% cho Giải trí: Dành 10% thu nhập cho các hoạt động giải trí và du lịch.
Lưu ý rằng không có quy tắc nào là phù hợp cho tất cả mọi người, mà bạn nên tùy chỉnh dựa trên tình hình tài chính cá nhân, mục tiêu và ưu tiên của bạn.

Xem thêm: Sổ Kakeibo – cách quản lý chi tiêu của người Nhật
3. Trích một khoản tiết kiệm hoặc đầu tư ngay sau khi nhận lương
Sau khi nhận lương, bạn nên tính toán lại các khoản chi cần thiết, không cần thiết và trích ra 1 khoản để tiết kiệm hoặc đầu tư. Điều này giúp bạn có một khoản dự phòng dùng để ứng phó với các trường hợp khẩn cấp, ngoài ra còn tránh được tình trạng “vung tay quá trán” khi vừa nhận tiền lương.
Tiết kiệm trong ngắn hạn
Những khoản tiết kiệm ngắn hạn thường được dùng như là khoản chi tiêu khẩn cấp hoặc là phí sinh hoạt hàng ngày. Và để số tiền được sinh lời, bạn có thể gửi tiết kiệm online với tính năng Term Deposit của Timo, khách hàng có thể lập nhiều sổ tiết kiệm với kỳ hạn khác nhau tùy theo nhu cầu của mỗi người. Hiện nay, lãi suất Timo áp đụng được đánh giá là khá cạnh tranh trên thị trường, dao động từ 3,95-6,9%/năm chỉ với số tiền tối thiểu từ 100.000 đồng.

Đầu tư dài hạn
Những khoản đầu tư dài hạn sẽ phục vụ cho các mục tiêu dài hạn như mua nhà, mua xe. Để phục vụ cho các mục tiêu đó, bạn nên đầu tư vào các quỹ tài chính vì quỹ tài chính sẽ an toàn hơn chứng khoán. Và VinaCapital chính là lựa chọn tối ưu. VinaCapital là Công ty Quản lý Quỹ lâu đời với nhiều kinh nghiệm trong đầu tư sinh lời. Các Quỹ mở do VinaCapital quản lý đều có mức lợi nhuận cao kể từ ngày thành lập. Xem chi tiết tại Đầu tư tích lũy VinaCapital.
4. Kiểm tra lại các khoản chi tiêu trong tháng và điều chỉnh nếu không hợp lý
Kết thúc 1 tháng chi tiêu, bạn nên kiểm tra lại các khoản giao dịch và xem xét lại thói quen chi tiền của bản thân như thế nào, thâm hụt hay là dư để điều chỉnh cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng.
Nếu bạn nhận thấy rằng chi tiêu của mình trong một tháng không hợp lý hoặc vượt quá dự định ban đầu, hãy áp dụng các biện pháp điều chỉnh để đảm bảo rằng bạn vẫn duy trì được sự cân đối trong tài chính cá nhân. Cứ như vậy lặp đi lặp lại bạn sẽ tìm được cách giải quyết tốt nhất cho số tiền hàng tháng của mình.
Có 2 cách mà ngân hàng số Timo gợi ý các bạn có thể thực hiện:
Cách 1: Sử dụng Excel để quản lý chi tiêu
Hiện nay, có nhiều mẫu bảng Excel chi tiêu cá nhân 1 tháng mà bạn có thể lựa chọn theo nhu cầu sử dụng. Nhưng cách này có khuyết điểm rất lớn. Đó là bạn sẽ vô tình bỏ qua các khoản chi tiêu nhỏ hoặc không muốn chỉ mở laptop lên và ghi vào đó chỉ chưa đến 10.000 đồng. Tuy nhiên, những khoản nhỏ đó sẽ tạo thành một lỗ hổng đáng kể khi bạn tổng kết chi tiêu cuối tháng. Và không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng phương thức này.
Cách 2: Sử dụng Báo cáo thu chi theo tuần/ tháng tại app Timo
Với khách hàng sử dụng dịch vụ của Timo, bạn có thể kiểm tra lại các giao dịch không giới hạn ngay trên app Timo. Sau đó liệt kê các số tiền đã tiêu rồi tự vạch ra kế hoạch chi tiêu khác tốt hơn. Thêm vào đó, hiện nay, bạn có thể xem được báo cáo thu chi theo tuần/ tháng ngay trong app Timo. Điều này sẽ tạo sự tiện lợi cho bạn khi không cần những phần liệt kê rườm rà. Đồng thời, nó cũng sẽ không bỏ qua những khoản chi tiêu nhỏ, giúp bạn quản lý chi tiêu hợp lý trong 1 tháng hơn. Một điểm cộng nữa là bất kỳ ai, chỉ cần chưa đến 5 phút mở tài khoản Timo, cũng có thể sử dụng ngay tính năng thuận tiện này.

Gợi ý các bài viết nên đọc:
Các mẹo để chi tiêu cân đối, hợp lý
Dưới đây là một số mẹo để bạn chi tiêu cân đối và hợp lý:
1. Cắt giảm những chi phí không cần thiết
Một trong những mẹo giúp chi tiêu hợp lý hơn trong 1 tháng là trước khi mua bất kỳ thứ gì, hãy xem xét trong tháng đó, bạn có thật sự cần nó hay không hay chỉ đơn giản là thích. Nếu không quá cần thiết thì đừng mua. Những chi phí không cần thiết thường chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản chi tiêu thuộc Nhóm lãng phí.
Đối với những món đồ bạn thích nhưng thuộc nhóm ưu tiên chi tiêu, hãy xem xét trong 1 – 2 tuần để xem thử bạn có còn thực sự muốn mua món đồ đó không. Đây cũng là. Chẳng hạn như việc mỗi năm, vào tháng 12 bạn thường có rất nhiều việc, không có thời gian nhiều cho việc giải trí. Vậy thì vào tháng 12 năm nay, bạn hãy hủy gói đăng ký Netflix, Vieon và Spotify,… Hay vào tháng 1 gần Tết, bạn thường xuyên ở nhà và nhà bạn có wifi. Vậy bạn hãy hủy gói đăng ký 3G/4G vào tháng 1.
>> Xem thêm: 4 bí quyết để mua sắm trực tuyến thông minh

2. Lập danh sách những thứ cần mua trong tháng
Lập danh sách mua sắm là một mẹo quan trọng giúp bạn chi tiêu hợp lý và tránh lãng phí. Bởi vì khi có một danh sách mua sắm, bạn sẽ biết được những gì cần mua và không bị cám dỗ bởi những sản phẩm không cần thiết. Hơn nữa cũng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức khi đi mua sắm, vì bạn đã có kế hoạch trước.
Ví dụ các bước lập danh sách mua sắm cho gia đình trong 1 tuần như sau:
- Xem xét ngân sách
- Kiểm tra tủ lạnh và tủ bếp
- Lên kế hoạch thực đơn
- Viết danh sách theo nhóm hàng hóa và mang theo danh sách khi đi siêu thị.
Hoặc một ví dụ khác về mua sắm online, bạn hãy bỏ vào giỏ hàng Shoppe, Lazada, Tiktok shop,… những món đồ mà bạn cần trong tháng, sau đó chỉ đến ngày “săn slae” thì chỉ thanh toán đúng những món đó và không “lướt” trong trang bán hàng nữa.
3. Luôn dành ra một khoản dự phòng
Mặc dù, bạn đã lập ra kế hoạch về cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng, nhưng sẽ khó tránh những tình huống bất ngờ xảy ra như đám cưới, sinh nhật, bị ốm,… Việc dành ra một khoản dự phòng giúp bạn đối phó trong trường hợp cần phát sinh tiền. Bạn cũng có thể sử dụng khoản này để tự thưởng cho bản thân những món đồ yêu thích vào các dịp cuối năm, hoặc mua quà tặng bố mẹ chẳng hạn.
4. Tận dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu
Các app quản lý chi tiêu là cách giúp bạn quản lý chi tiêu hợp lý trong 1 tháng dễ dàng hơn mà không cần phải tốn nhiều công sức. Bạn có thể sử dụng tính năng Hũ chi tiêu (Money Pot) của Timo để chia thành các hũ chi tiêu khác nhau trực tiếp trên app Timo và tự động phân chia số tiền mỗi tháng.Ngoài ra, bạn cũng có thể lập các mục tiêu trong phần Mục tiêu cá nhân (Goal Save) cho các mục tiêu và thiết lập ngày để tới ngày đó hàng tháng, Timo sẽ tự tự động tính toán và đề xuất số tiền cần tiết kiệm mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng để đạt được mục tiêu tiết kiệm nhanh chóng. Sau đó, tiền sẽ được tự động trích từ Tài khoản chính (Spend Account) và chuyển vào các Goal Save này. Đây là tính năng vô cùng tiện lợi, thay các bạn tính toán và chi tiêu hợp lý hơn.

5. Không tự tạo áp lực bản thân về việc chi tiêu hợp lý
Mỗi người có một cuộc sống, một kế hoạch riêng cho bản thân về quản lý chi tiêu. Vì vậy bạn không cần tạo áp lực cho bản thân, hãy tiết kiệm nhưng phải thoải mái.
Bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng để hỗ trợ, và linh hoạt với thói quen, nhịp sống của bản thân để tìm ra phương pháp chi tiêu phù hợp.
Ở bài viết trên, Timo đã cùng với các bạn tìm hiểu về cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng. Việc quản lý tài chính cá nhân sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết vận dụng hiệu quả các phương pháp trên. Bạn có thể sử dụng app Timo để việc quản lý chi tiêu và tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn.
Tải app Timo Digital Bank trên App Store hoặc Google Play để trải nghiệm thêm nhiều tính năng thú vị và bổ ích nhé!