Các loại thuế và phí khi giao dịch chứng khoán bạn cần biết khi đầu tư

Các loại thuế và phí khi giao dịch chứng khoán cần biết khi đầu tư

Khi giao dịch mua bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu,… bạn sẽ phải trả một số loại thuế và phí giao dịch chứng khoán. Chẳng hạn như phí lưu ký, thuế thu nhập, phí giao dịch,… là những khoản phổ biến. Để nắm rõ hơn về các loại thuế và phí này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ngân hàng số Timo.

Các loại thuế và phí giao dịch chứng khoán phổ biến

Phí giao dịch khi mua – bán cổ phiếu

Phí giao dịch chứng khoán là khoản phí mà bạn phải trả khi thực hiện các giao dịch mua hay bán cổ phiếu thành công. Phí này sẽ do công ty chứng khoán thu trên cơ sở phần trăm giá trị giao dịch trong ngày của bạn. Nhà đầu tư trả phí này trên 2 chiều mua và bán. Trên thực tế, đây là loại phí chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong các loại thuế và phí khác mà nhà đầu tư cần trả. 

Để hiểu rõ hơn về ví dụ và các quy định về mức phí, hãy tham khảo bài viết Phí giao dịch chứng khoán của Timo.

Các loại thuế và phí giao dịch chứng khoán phổ biến
Phí giao dịch của một số công ty chứng khoán tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Thuế thu nhập khi bán cổ phiếu

Theo quy định, khi thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu, nhà đầu tư phải trả một phần thuế thu nhập, cụ thể là 0.1% giá trị bán cổ phiếu. Như vậy, thuế thu nhập chỉ thu của người bán cổ phiếu, còn người mua thì không phải chịu.

Ví dụ: Khi nhà đầu tư bán 1000 cổ phiếu MWG với giá 100.000 đồng/ cổ phiếu thì tổng giá trị giao dịch là 100 triệu đồng. Vậy nhà đầu tư phải trả 1 phần thuế bán là: 100.000.000×0.1% = 100.000 đồng.

Phí lưu ký chứng khoán

Lưu ký có nghĩa là lưu giữ và ký gửi chứng khoán. Khi bạn mua và sở hữu cổ phiếu sẽ luôn có tổ chức đứng ra đảm bảo lưu giữ và ký gửi số cổ phiếu đó. Ngoài ra, việc lưu ký còn chứng nhận bạn đang sở hữu một số lượng cổ phần ở công ty nào đó. Ở Việt Nam, Nhà nước và Đại diện là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam chính là tổ chức đảm nhiệm công việc này.  

Theo quy định hiện nay, phí lưu ký chứng khoán chỉ 0.27 đồng/ cổ phiếu/ tháng.

Ví dụ: Khi bạn mua và sở hữu 1000 cổ phiếu MWG từ ngày 01/07/2022 đến hết ngày 31/07/2022 thì bạn sẽ phải trả thêm mức phí lưu ký cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là: 0.27x 1000 = 270 đồng.

Xem thêm: Lưu ký chứng khoán là gì?

Phí lưu ký chứng khoán mà nhà đầu tư phải trả tại VCBS
Phí lưu ký chứng khoán mà nhà đầu tư phải trả tại VCBS (Nguồn: VCBS)

Thuế thu nhập khi được nhận cổ tức tiền mặt

Cổ tức tiền mặt được hiểu đơn giản là sau thời gian một năm hoạt động kinh doanh có lãi, doanh nghiệp sẽ chia một phần hoặc toàn bộ số lãi đó cho cổ đông đang sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Phần lãi đó gọi đơn giản là cổ tức. Cổ tức được trả bằng tiền mặt được coi như một nguồn thu nhập của nhà đầu tư nên bạn sẽ phải trả thuế cho nguồn thu nhập đó. Theo quy định thì bạn phải trả 5% thuế trên giá trị cổ tức bằng tiền mặt.

Ví dụ: Cổ phiếu NTC trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện 50%, tương đương với 5.000 đồng/ cổ phiếu. Nếu bạn đang sở hữu 1000 cổ phiếu NTC, thì tổng số tiền cổ tức bạn nhận được là: 1.000x 5.000 = 5 triệu đồng. Theo quy định, Ủy ban chứng khoán sẽ thu của bạn phần thuế thu nhập là: 5.000.000 x 5% = 250.000 đồng.

Xem thêm: So sánh trả cổ tức bằng tiền mặt và trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Một số loại phí giao dịch chứng khoán khác

Ngoài 5 loại thuế và phí khi giao dịch chứng khoán phổ biến nêu trên, vẫn còn một số loại phí khác, cụ thể như:

  • Phí chuyển tiền sở hữu: Khi bạn đang sở hữu cổ phiếu hoặc trái phiếu của một công ty chứng khoán nào đó, nhưng lại muốn chuyển số chứng khoán đó cho người khác sở hữu thì phải có mức phí để được tiến hành việc chuyển đó.
  • Phí tư vấn: Đây là loại phí trả cho dịch vụ tư vấn của các công ty chứng khoán. Họ sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại vào, khi nào,…
  • Phí nạp tiền: Khi giao dịch trên các sàn, bạn cần phải nạp tiền vào tài khoản thì mới được thực hiện giao dịch mua cổ phiếu hoặc trái phiếu. Số phí sẽ được tính dựa trên số tiền nạp của bạn. 
  • Phí rút tiền: Khi bạn không có nhu cầu tiếp tục giao dịch và muốn rút tiền về tài khoản thì bạn phải trả phí cho lần rút tiền đó. 
  • Phí chuyển khoản chứng khoán: Bạn có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu cho 1 tài khoản khác. Quá trình này sẽ được tính phí chuyển khoản chứng khoán. 
  • Phí cấp lại giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi đã sở hữu một số lượng chứng khoán. Bên công ty chứng khoán sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận sở hữu. Khi sổ bị mất thì khi bạn muốn được cấp lại phải mất 1 khoản phí. 
  • Phí phong tỏa chứng khoán: Khi không có nhu cầu tiếp tục giao dịch hoặc nghi ngờ tài khoản của bạn đang có vấn đề. Bạn có thể thực hiện phong tỏa tài khoản và số chứng khoán bạn đang có, bạn sẽ bị thu một khoản phí cho việc này.  
  • Phí mở tài khoản chứng khoán: Đây là phí khi bạn muốn mở tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán nào đó. 
  • Phí xác nhận số dư tài khoản: Điều này giống khi bạn muôn xác nhận số dư tại ngân hàng. Để kiểm tra tài khoản chứng khoán của bạn còn dư bao nhiêu tiền hoặc có bao nhiêu cổ phiếu/ trái phiếu thì bạn sẽ phải tốn phí. 
Một số loại phí giao dịch chứng khoán khác
Một số loại phí giao dịch chứng khoán khác (Nguồn: Internet)

Trên đây là một số loại thuế và phí khi giao dịch chứng khoán mà bạn cần phải tìm hiểu để quá trình đầu tư được an toàn và minh bạch hơn. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm tại thị trường chứng khoán và sợ gặp phải những rủi ro thua lỗ. Việc nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia phân tích hàng đầu trong ngành thông qua đầu tư vào quỹ mở là một giải pháp tối ưu. Tại đây, các chiến lược và danh mục đầu tư đều được nghiên cứu và phân tích rõ ràng, cụ thể, giúp việc sinh lời được tiềm năng và ổn định hơn. 

Hiện nay, bạn có thể đầu tư vào quỹ mở do VinaCapital quản lý trực tiếp tại app Timo với 4 giải pháp sinh lời lâu dài và an toàn. Timo hiện đang là một trong những đối tác tài chính chiến lược của VinaCapital. Thế nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm tham gia và theo dõi quá trình đầu tư một cách công khai ngay trên ứng dụng Timo Digital Bank an toàn, nhanh chóng! 

ĐẦU TƯ NGAY VỚI TIMO!

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các Quỹ VinaCapital: 

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập 
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013)6,87,17,07,37,6
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019)37,042,419,6
VEOF (Thành lập 01-07-2014)57,069,224,217,214,1
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017)68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Hãy tải app Timo và mở tài khoản ngân hàng trực tuyến nhanh chóng chỉ trong 5 phút bằng công nghệ định danh eKYC. Sau đó bạn có thể yêu cầu giao thẻ ATM đến tận nhà miễn phí trong 5-7 ngày làm việc. Ngoài ra, đừng quên chuyển tiền đầu tư quỹ mở VinaCapital với số tiền chỉ từ 2 triệu để sinh lời cho số tiền nhàn rỗi của mình.

TẢI ỨNG DỤNG TIMO!

Đầu tư tích lũy VinaCapital
Gia tăng thu nhập cùng Timo

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.

ĐẦU TƯ SỚM, LỢI ÍCH LỚN!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP 10 ngân hàng mở tài khoản online miễn phí chỉ 5 phút

Ngân hàng số Timo gửi đến quý khách hàng cách tạo và mở tài khoản...

Lạm phát giảm nhanh, liệu Fed có từ bỏ cắt giảm lãi suất không?

Những số liệu kinh tế Mỹ gần đây đã khiến các nhà đầu tư nghi...

Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán

Trong bối cảnh đầu năm với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang...

Hạn mức giao dịch đối với Thẻ Tín dụng Timo VISA

Tùy theo hạng thẻ, Timo thiết lập các hạn mức giao dịch khác nhau cho...

Tác động kép của việc Fed giảm lãi suất đối với kinh tế Việt Nam

Theo thông báo từ Fed, dự kiến họ sẽ thực hiện chính sách giảm lãi...

Đồng tiền châu Á nào được hưởng lợi khi Fed giảm lãi suất?

Dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sắp giảm lãi suất vào...