Các khoản chi tiêu cá nhân cố định và không cố định

Các khoản chi tiêu cá nhân cố định và không cố định

Các khoản chi tiêu cá nhân là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, việc quản lý và kiểm soát chúng như thế nào cho hợp lý là điều không hề dễ dàng. Để đảm bảo tài chính cá nhân ổn định, hãy cùng Ngân hàng số Timo phân biệt các khoản chi tiêu để đưa ra kế hoạch chính xác cho cuộc sống trong bài viết sau đây!

>> Xem thêm: 5 bước lập kế hoạch chi tiêu cá nhân

Phân biệt chi tiêu cố định và không có định

Việc phân biệt và hiểu rõ sự khác nhau giữa chi tiêu cố định và không cố định giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch giúp duy trì và cân bằng tài chính, đảm bảo cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc. Dưới đây là sự khác biệt giữa hai loại chi tiêu này:

Đặc điểmChi tiêu cố địnhChi tiêu không có định
Khái niệmChi tiêu cố định là số tiền bạn phải trả cho các khoản tiêu trong cuộc sống vào mốc thời gian cụ thể. Chi tiêu không cố định là những khoản chi mà bạn không biết chính xác số tiền và thời điểm cần trả.
Ví dụTiền thuê nhà, tiền trả góp, tiền điện, nước, Internet và truyền hình cáp,…Mua sắm, giải trí, y tế, giáo dục,…
Mức giao độngSố tiền chi tiêu cố định thường không thay đổi đáng kể theo từng tháng và được tính trước khi lập kế hoạch tài chính.Số tiền có thể thay đổi mỗi tháng tùy thuộc vào nhu cầu và quyết định cá nhân.

Các khoản chi tiêu cá nhân cố định

Dưới đây là một ví dụ về các khoản chi tiêu cố định phổ biến:

1. Chi tiêu hàng ngày

  • Thực phẩm và đồ uống: Đây là khoản chi tiêu bắt buộc, tùy vào nhu cầu của mỗi người mà khoản tiền dao động khác nhau. Thực phẩm hàng ngày có thể bao gồm thức ăn tươi, đông lạnh, các sản phẩm chế biến sẵn và đồ uống. Ngoài ra, chi phí này còn được tính khi bạn ăn tại nhà hàng, quán café.
  • Tiền điện, nước, tiền điện thoại, internet: Chi phí này dùng để chi trả cho các nhu cầu cần thiết như: sử dụng các thiết bị điện, nước sinh hoạt, thanh toán dịch vụ di động và tiền internet để truy cập mạng.
  • Giao thông và đi lại: Chi phí đi lại có thể bao gồm xăng dầu, phí gửi xe khi đậu tại các nơi công cộng, vé xe buýt, taxi,… 
  • Dịch vụ hàng ngày: Các dịch vụ này có thể là giặt sấy, vệ sinh nhà cửa, quét dọn, lau chùi, bảo dưỡng.

2. Chi tiêu cho chỗ ở

  • Tiền thuê nhà hoặc tiền trả góp mua nhà: Nếu bạn đã có nhà sẵn thì sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn. Nếu không hằng tháng bạn phải chi trả cho tiền thuê nhà, trả góp. 
  • Tiền điện, nước, gas: Đây là chi phí sử dụng các dịch vụ cung cấp điện, nước và gas cho chỗ ở của bạn.
  • Tiền internet và truyền hình cáp: Khi đăng ký sử dụng truyền hình cáp và Internet, bạn cần phải chi trả hằng tháng tùy vào mức độ sử dụng.

3. Chi tiêu cho giao dịch tài chính

  • Chi phí ngân hàng: Bao gồm phí duy trì tài khoản ngân hàng, phí thường niên thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, và các khoản phí khác liên quan đến các dịch vụ mà bạn sử dụng.
  • Tiền trả nợ: Bao gồm các khoản như tiền trả góp vay ngắn hạn, trả góp mua sắm,…
Các khoản chi tiêu cá nhân cố định (Nguồn Internet)

Các khoản chi tiêu cá nhân không cố định

1. Chi tiêu y tế

  • Tiền bảo hiểm y tế: Đóng tiền bảo hiểm hàng tháng hoặc hàng năm cho bản thân và gia đình.
  • Thuốc men và dịch vụ y tế khác: Bao gồm mua thuốc, khám bệnh, chi phí điều trị và các dịch vụ y tế khác như chăm sóc sức khỏe răng miệng.

2. Chi tiêu giáo dục

  • Học phí hoặc tiền đóng trong trường: Bao gồm chi phí học tập, học phí hàng tháng hoặc học kỳ, các khoản phí cần đóng trong trường.
  • Sách giáo trình và vật phẩm học tập: Để học tập, bạn cần mua sách, tài liệu, vật liệu và thiết bị cần thiết.

3. Chi tiêu giải trí và vui chơi

  • Xem phim, điện ảnh, sự kiện văn hóa: Đây là khoản chi cho việc xem phim, xem các buổi biểu diễn nghệ thuật, đi tham quan các sự kiện văn hóa, âm nhạc tùy vào sở thích của mỗi người.
  • Du lịch và nghỉ dưỡng: Bao gồm các chi phí đi du lịch, nghỉ ngơi, thuê khách sạn và các hoạt động giải trí khác.
  • Đồ dùng cá nhân, quần áo, mỹ phẩm: Tùy theo nhu cầu cá nhân mà bạn có thể chi tiêu cho việc mua quần áo, giày dép, mỹ phẩm và các đồ dùng khác.

4. Chi tiêu cho gia đình và người thân

  • Quà tặng: Tùy vào mỗi tuần, tháng sẽ có các dịp cần mua quà tặng cho gia đình, bạn bè và người thân như sinh nhật, tiệc cưới, kỷ niệm,…
  • Tiền phụ cấp cho gia đình hoặc người thân: Đây là khoản dùng để hỗ trợ gia đình hoặc phụ cấp cho người thân có nhu cầu.

5. Tiết kiệm và đầu tư

  • Tiền tiết kiệm hàng tháng: Khoản này được dành ra để tạo dựng quỹ tiết kiệm.
  • Đầu tư chứng khoán hoặc bất động sản: Nhiều bạn có nhu cầu đầu tư vào chứng khoán, bất động sản hoặc các sản phẩm khác sẽ phải tiêu tốn thêm một khoản.

6. Các khoản chi tiêu khác

  • Bảo hiểm: Đây là khoản chi tiêu để mua bảo hiểm cho ô tô, nhà cửa, người thân và bất kỳ lĩnh vực nào khác.
  • Chi tiêu cho vật nuôi cưng: Bao gồm mua thức ăn, phụ kiện, dịch vụ y tế và các chi phí khác liên quan đến việc chăm sóc vật nuôi cưng.
  • Các khoản chi tiêu cá nhân khác: Dùng để phục vụ sở thích riêng của mỗi người như mua đồ chơi, tham gia các hoạt động giải trí,… 

Lưu ý rằng danh sách trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu và ưu tiên của mỗi người. Để quản lý tốt các khoản chi tiêu, hãy lập một ngân sách cá nhân chi tiết và theo dõi các khoản chi tiêu hàng tháng.

 Các khoản chi tiêu cá nhân không cố định
Các khoản chi tiêu cá nhân không cố định (Nguồn Internet)

>> Xem thêm: Quy tắc 6 chiếc lọ giúp quản lý tài chính cá nhân hợp lý

Qua bài viết trên, Timo đã giúp bạn tìm hiểu về các khoản chi tiêu các nhân để dễ dàng lập kế hoạch, quản lý tài chính cá nhân. Để hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng Timo để kiểm soát dòng tiền của mình. Timo cung cấp tính năng Hủ chi tiêu giúp bạn theo dõi và phân loại các khoản chi tiêu theo danh mục. Ngoài ra, bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm, nhận báo cáo chi tiêu hằng tháng. Hãy trải nghiệm quản lý chi tiêu hiệu quả với Ngân hàng số Timo ngay hôm nay và đạt được mục tiêu tài chính một cách dễ dàng và thuận tiện.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP 10 ngân hàng mở tài khoản online miễn phí chỉ 5 phút

Ngân hàng số Timo gửi đến quý khách hàng cách tạo và mở tài khoản...

Lạm phát giảm nhanh, liệu Fed có từ bỏ cắt giảm lãi suất không?

Những số liệu kinh tế Mỹ gần đây đã khiến các nhà đầu tư nghi...

Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán

Trong bối cảnh đầu năm với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang...

Hạn mức giao dịch đối với Thẻ Tín dụng Timo VISA

Tùy theo hạng thẻ, Timo thiết lập các hạn mức giao dịch khác nhau cho...

Tác động kép của việc Fed giảm lãi suất đối với kinh tế Việt Nam

Theo thông báo từ Fed, dự kiến họ sẽ thực hiện chính sách giảm lãi...

Đồng tiền châu Á nào được hưởng lợi khi Fed giảm lãi suất?

Dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sắp giảm lãi suất vào...