lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Với những người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân sẽ còn khá bỡ ngỡ. Bạn sẽ phải làm quen với nhiều khoản, mục liên quan đến việc này. Tuy nhiên, với thông tin được chia sẻ trong bài viết này của ngân hàng số Timo sẽ giúp bạn lập kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả nhanh chóng.

>> Xem thêm: Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là gì?

Kế hoạch tài chính cá nhân là kế hoạch sử dụng nguồn tiền của bản thân cho từng giai đoạn thời gian. Thông qua việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân bạn sẽ biết được đầy đủ các hoạt động: thu, chi, tiết kiệm và đầu tư của chính mình.

Thông thường, lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân sẽ được tạo theo bảng, có sử dụng các công thức tính toán để đảm bảo độ chính xác cũng như mang tính trực quan sinh động cho người sử dụng.

>> Xem thêm: 11 kinh nghiệm tiết kiệm tiền của tôi giúp bạn dư dả, giàu có hơn

Lợi ích của việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân được tạo ra nhằm giúp chính bản thân bạn quản lý tài chính hiệu quả. Cụ thể:

  • Đảm bảo tài chính cho bản thân và gia đình. 
  • Chủ động nguồn tài chính cho những trường hợp khẩn cấp.
  • Giảm bớt gánh nặng và áp lực tài chính trong cuộc sống hàng ngày.
  • Nhanh chóng đạt được những mục tiêu tài chính, mục tiêu tiết kiệm của bản thân và tự do tài chính.
4 lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân
4 lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: Quy tắc 5 chiếc lọ: Cách người Do Thái quản lý tài chính thành công

Các mục cần có trong bảng kế hoạch tài chính cá nhân

1/ Mục tiêu tài chính

Đây là mục đầu tiên và cũng là mục không thể thiếu trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. Chỉ khi có mục tiêu tài chính rõ ràng, bạn mới có thể xây dựng kế hoạch và điều chỉnh lộ trình phù hợp cũng như đưa ra các quyết định tài chính chính xác hơn. Và để có được mục tiêu tài chính rõ ràng, bạn cần tự mình trả lời các câu hỏi quan trọng. Sau đây là ví dụ về các câu hỏi giúp làm rõ mục tiêu tài chính là nhà cửa.

Mục tiêu tài chính: Nhà cửa

Các câu hỏi để làm rõ số tiền cần để đáp ứng mục tiêu này:

Bạn muốn mua nhà mặt đất hay nhà chung cư? Bạn muốn mua nhà ở thành phố hay tỉnh nào? Cụ thể hơn, bạn muốn mua nhà ở địa điểm nào trong thành phố/ tỉnh đó? Bạn mua để kinh doanh hay để ở? Nếu để ở, bạn muốn sống cùng với bao nhiêu người hay chỉ sống một mình? Diện tích nhà bạn muốn mua dao động khoảng bao nhiêu m2? Dự đoán chi tiêu trang trí căn hộ và mua sắm nội thất.

2/ Các khoản thu chi theo ngày/tháng/quý/năm

Đây là mục trọng tâm trong quá trình lập kế hoạch tài chính. Khi bạn kiểm soát chặt chẽ thu nhập và chi phí, bạn sẽ tính toán được chính xác số dư trong tài khoản của mình. Đồng thời, đối chiếu được các nguyên do thâm hụt của tháng trước đó. Bạn cũng sẽ quản lý được các khoản tiết kiệm, đầu tư hiện có của bản thân. 

Hiện nay, có nhiều cách để quản lý chi tiêu tùy vào nhu cầu của mỗi người như sử dụng sổ tay hay bảng tính excel. Tuy nhiên, cách dễ dàng và tiện lợi nhất chính là sử dụng các app quản lý chi tiêu. Điển hình là Timo. Bạn chỉ cần chưa đến 5 phút để đăng ký tài khoản Timo và sau đó, bạn có thể xem báo cáo thu chi mỗi tháng ngay trong app Timo.

>> Xem thêm: Cách chi tiêu hợp lý với mức lương 10 triệu trong 1 tháng

3/ Mốc thời gian hoàn thành mục tiêu tài chính

Bạn cần sắp xếp các mục tiêu tài chính theo thời gian thực hiện. Đối với các mục tiêu ngắn hạn, hãy bắt đầu từ những mục tiêu có thể thực hiện ngay. Đối với những mục tiêu dài hạn, hãy chia nhỏ mục tiêu và thêm vào đó các mốc thời gian cần đạt được. Từ đó, bạn sẽ có cho mình một lộ trình chính xác, hiệu quả hơn trên con đường đạt được mục tiêu tài chính.

Các mục cần có trong bảng kế hoạch tài chính
Các mục cần có trong bảng kế hoạch tài chính (Nguồn: Internet)

6 Bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đơn giản mà hiệu quả nhất

Bạn hãy bắt đầu lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân theo các bước như sau để đạt hiệu quả nhanh nhất:

1/ Đánh giá tình hình tài chính trước khi bắt đầu quản lý tài chính cá nhân

Trung thực đưa ra nhận định về tình hình tài chính của bản thân. Càng chi tiết càng tốt bạn nhé! Ở bước này thông tin sẽ bao gồm toàn bộ những gì liên quan đến tài chính cá nhân như: thu nhập, các khoản nợ, các khoản cho vay, chi phí sinh hoạt ở Sài Gòn… Thông tin chi tiết sẽ là cơ sở để bạn lập được kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bản thân. Để thuận tiện hơn cho việc đánh giá tình hình tài chính, bạn có thể sử dụng các app quản lý chi tiêu cá nhân.

2/ Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được

Bất cứ mục tiêu tài chính nào bạn muốn thì đều nên ghi ra. Cụ thể bằng tên và giá trị tương ứng cùng thời cần đạt được. Ví dụ: Bạn cần tiết kiệm tiền mua nhà trong 5 năm. Vậy cụ thể là bao nhiêu tiền? Hoặc cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu sớm? Mục tiêu tài chính có thể là mục tiêu chi tiêu, nhưng cũng có thể là mục tiêu tiết kiệm. 

Bạn có thể tham khảo tính năng Mục tiêu cá nhân (Goal Save) của ngân hàng số Timo để việc đặt ra các mục tiêu tài chính dễ dàng hơn. Bạn sẽ được tự mình đặt mục tiêu và số tiền muốn tích góp, Timo sẽ tự động chuyển từ tài khoản chính (Spend Account) vào Timo Goal Save của bạn. Điều đặc biệt, với Goal Save bạn có thể đặt cùng lúc nhiều mục tiêu.

>> Xem thêm: 12 cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình bạn nên áp dụng ngay

3/ Cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết

Tiếp tục ghi chép lại những chi tiêu của bạn. Bạn có thấy có bất ổn gì không? Có phải tất cả chi tiêu này là cần thiết? Rà soát và điều chỉnh lại danh sách chi tiêu của bạn để loại bỏ đi những chi tiêu không cần thiết. Chi tiêu không cần thiết là chi tiêu không mang lại hiệu quả, hoặc chỉ là chi tiêu mang tính nhất thời, cảm xúc. Ví dụ: Bạn thích mua thêm 1 thỏi son vì nó đang có giảm giá mặc dù thỏi son bạn đang dùng vẫn còn nhiều. 

4/ Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết

Có nhiều cách để bạn lập bảng kế hoạch chi tiêu. Từ bảng chi tiêu này bạn sẽ lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của mình hiệu quả. Hãy tham khảo cách lập bảng chi tiêu bằng cách áp dụng:

phương pháp 50/30/20
Quy tắc 50 20 30 (Nguồn: Internet)

5/ Xác định thời gian hoàn thành các mục tiêu

Với các mục tiêu tài chính, sau khi xác định được con số cụ thể cùng nội dung liên quan thì việc xác định thời gian thực hiện là cần thiết. Nếu không có thời gian thực hiện thì sẽ không đảm bảo thời hạn đạt mục tiêu. Thời gian hoàn thành các mục tiêu được xây dựng dựa trên bản chất của mục tiêu, tình hình thực tế. Lưu ý, chia nhỏ thời gian hoàn thành để đạt được thời gian tổng của mục tiêu. Ví dụ như: bạn cần tiết kiệm 10 triệu để đi du lịch Nha Trang trong 3 tháng, thì mỗi tháng bạn cần tiết kiệm bao nhiêu, cần tiết kiệm tiền mỗi ngày là bao nhiêu?

6/ Tuân thủ bảng kế hoạch tài chính

Quy tắc để bất cứ bảng kế hoạch chi tiêu nào được áp dụng thành công là tính kỷ luật, tuân thủ và sự nghiêm túc khi thực hiện. Sẽ không có một mục tiêu hay kế hoạch chi tiêu nào sẽ thành công nếu chính bản thân bạn bỏ giữa chừng, hoặc không nghiêm túc thực hiện. 

>> Có thể bạn quan tâm: Kế hoạch chi tiêu cá nhân cho người có thu nhập không ổn định

Những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Để việc lập kế hoạch tài chính cá nhân đảm bảo thành công thì bạn hãy tham khảo những lưu ý sau đây:

  • Đừng lập kế hoạch quản lý tài chính quá xa rời so với thực tế của bạn. 
  • Chủ động theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch quản lý tài chính để nhanh chóng có những điều chỉnh phù hợp.
  • Sử dụng thêm những công cụ hỗ trợ để kế hoạch quản lý tài chính có độ trực quan, chính xác cao như công cụ tính toán, ứng dụng điện thoại…
Những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân (Nguồn: Internet)

Phương pháp quản lý kế hoạch tài chính

Sử dụng app quản lý chi tiêu

Ngày nay, điện thoại thông minh đã trở thành công cụ luôn hiện hữu mọi lúc mọi nơi trong đời sống của hầu hết mọi người. Vì thế, app quản lý tài chính là lựa chọn tối ưu với mọi người. Vì bạn chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh và một ứng dụng quản lý chi tiêu đáng tin cậy là bạn đã có thể lên kế hoạch và quản lý chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm chỉ ngay trong 1 app ứng dụng đơn giản, tiện lợi. Thêm vào đó, app chi tiêu dễ dàng sử dụng hơn việc sử dụng excel nhờ các tính năng tự động. Đồng thời, bạn sẽ không quên tính các chi tiêu nhỏ vì các khoản chi phí đó đều được bao gồm trong báo cáo thu chi.

Để tiện lợi và dễ dàng hơn cho bạn, ngân hàng số Timo đã cho ra đời sản phẩm Hũ chi tiêu (Money Pot) với tính năng tự động chuyển thu nhập của bạn vào các hũ chi tiêu. Cách lập Hũ chi tiêu vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần thêm Hũ chi tiêu, nhập vào số tiền bạn muốn chi cho mỗi hũ. Đến khi nhận được lương, Timo sẽ tự động chuyển số tiền bạn đã đặt từ Tài khoản chính (Spend Account) vào các Hũ chi tiêu tương ứng.

Sử dụng bảng excel quản lý kế hoạch tài chính

Phương pháp này thường được các nhân viên văn phòng áp dụng hơn vì họ quen sử dụng excel cho công việc. Các bảng quản lý chi tiêu mẫu hiện tại đã có rất nhiều trên mạng nên không khó để lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân qua biểu đồ trong excel. Việc sử dụng excel giúp bạn đánh giá được lộ trình đạt mục tiêu tài chính rõ ràng hơn cũng như xác định chênh lệch thu chi. Từ đó, bạn có thể bạn nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với lộ trình đã đề ra trước đó. Nhưng mọi người thường quen với việc dùng excel trên máy tính hơn là điện thoại, mà máy tính thì quá cồng kềnh để có thể ghi chép ngay khi chi tiêu. Vì thế, bạn dễ quên hoặc bỏ qua những khoản chi nhỏ, tạo ra sự chênh lệch giữa chi tiêu so với số tiền còn dư ở cuối tháng. Đồng thời, không phải bất kỳ ai cũng biết sử dụng máy tính và excel.

Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là việc cần làm của mỗi người nếu muốn tiết kiệm tiền thành công. Thông qua việc lập và thực hiện sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả phục vụ cuộc sống của bạn tốt hơn. Và ứng dụng Ngân hàng số Timo với giao diện dễ sử dụng, thân thiện với người dùng chính là sự lựa chọn phù hợp cho bạn. Tải app Timo ngay hôm nay.