Tìm hiểu 7 cấp độ đầu tư tài chính của Robert T.Kiyosaki

7 cấp độ đầu tư tài chính của Robert T.Kiyosaki

7 cấp độ đầu tư tài chính của Robert T.Kiyosaki giúp bạn biết về những quan điểm, vấn đề, cách sống, đầu tư,… theo từng cấp khác nhau. Liệu có bao giờ bạn tự hỏi rằng mình đang ở trình độ nào trong lĩnh vực đầu tư? Tham khảo bài viết sau đây của ngân hàng số Timo để hiểu rõ hơn về các khái niệm này nhé!

Xem thêm:

7 cấp độ đầu tư tài chính của Robert T.Kiyosaki

Thời gian thực hành đầu tư không phải là thước đo để chúng ta quyết định ai đó có phải nhà đầu tư chuyên nghiệp hay không. Ở lĩnh vực này, cần nhìn vào cách thức đầu tư, cách kiếm tiền mới có thể biết rằng bạn có phải lão làng không. Theo Robert T.Kiyosaki, muốn thành công cần nắm rõ 7 cấp bậc trong đầu tư tài chính, cụ thể như sau: 

Bậc 0: Những người không có gì để đầu tư

Những nhà đầu tư thuộc bậc này thường sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn hơn hoặc bằng với thu nhập cá nhân. Không những thế, họ còn là những người có mức sống cao. Vì thế, không khó để thấy, dù có tiền hay không thì đến cuối, họ vẫn là những người trắng tay. Theo số liệu, phải đến 50% người trưởng thành rơi vào bậc 0 này. Đây được xem là những nhà đầu tư mạo hiểm nhất. 

Bậc 1: Người đi vay

Những người Bậc 1 thường đi vay tiền để đầu tư cho bản thân, phục vụ cho họ một lối sống xa hoa, nhà cao cửa rộng. Tuy vậy, họ chỉ được xem là các đại gia ảo, thực tế tiền không nhiều và vẫn không biết cách chi tiêu, đến khi không còn vay mượn được nữa thì trở nên túng thiếu. Những người thuộc cấp này nên tự điều chỉnh lại lối sống, chi tiêu thích hợp hơn để phòng các trường hợp như vỡ nợ, phá sản xảy ra.  

Bậc 2: Người tiết kiệm

Trái ngược hoàn toàn với Bậc 1, đây là những người luôn thích nằm trong vùng an toàn. Phản đối việc vay mượn, tránh vướng vào các rủi ro tài chính. Họ thích để lại một khoản tiền nhỏ để tiêu dùng hơn là bỏ vào đầu tư. 

Tuy vậy, lâu dài họ sẽ chỉ sống với sự cặm cụi kiếm tiền ở mức tương đối. Không biết cách nhân đôi số tiền mà mình kiếm được. Ở những người Bậc 2, tiết kiệm tuy cần thiết nhưng để giàu có về tài chính thì đầu tư chính là một giải pháp tối ưu.

Bậc 2 là những nhà đầu tư tiết kiệm
Bậc 2: Những nhà đầu tư tiết kiệm (Nguồn: Internet)

Bậc 3: Những người đầu tư tài chính “ma lanh”

Những người đầu tư này thường sẽ có 1 vốn kiến thức nhất định. Tuy nhiên khi đối diện với thị trường tài chính, lượng kiến thức đó lại không đủ để đương đầu. Cụ thể có 3 nhóm: 

  • Nhóm “Không quan tâm” thường thuyết phục bản thân rằng mình không hiểu về tiền bạc. Họ thường tự hài lòng với công việc và kế hoạch hưu của mình. Tuy vậy, đến cuối đời lại trở nên tiếc nuối với quyết định này, họ nhận ra rằng số tiền tiết kiệm của họ lại ít ỏi đến mức nào.
  • Nhóm “Đa nghi” là 1 trong những ví dụ điển hình cho việc đầu tư thất bại. Họ luôn có một suy nghĩ là thị trường sẽ có nhiều rủi ro, không có cơ hội để kiếm tiền nhiều. Đương nhiên họ cũng lan tỏa suy nghĩ tiêu cực ấy đến những người khác.
  • Nhóm “Cờ bạc” lại ngược hoàn toàn so với nhóm “Đa nghi”, họ muốn mạo hiểm nhưng không có một kế hoạch nào để quản lý tài chính. Trong suy nghĩ của họ, đầu tư không khác gì một sòng bạc, luôn có may rủi. 

Bậc 4: Những người đầu tư tài chính lâu dài

Những nhà đầu tư Bậc 4 thường có một kế hoạch đầu tư hẳn hoi, và luôn có thói quen cân đo đong đếm tài chính một cách hợp lý. Họ thường sẽ tự tư duy đầu tư hoặc thông qua những người tư vấn chuyên nghiệp về tài chính. Phần lớn thời gian, họ luôn học cách để tối ưu lợi nhuận nhưng giảm thiểu rủi ro trong chuyện đầu tư. 

Bậc 4 đòi hỏi nhiều về thời gian lẫn công sức. Đây cũng là một cấp bậc quan trọng trong quá trình đầu tư. Vì vậy, phải thật chú trọng, nếu không bạn sẽ quay trở thành nhóm người Bậc 3. 

Bậc 5: Những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp

Tiếp theo, Bậc 5 thường sẽ có một nền tảng kiến thức ổn định, vững chắc. Có một tầm nhìn sâu rộng và chuyên nghiệp. Với tư duy của bản thân, họ luôn tìm kiếm những cơ hội trên thị trường, tận dụng và biết làm chủ đồng tiền. Ngoài thu nhập cố định từ công việc, họ có thể nhân 2, thậm chí nhấn 3 số tiền đó từ việc đầu tư. Nhờ mục tiêu rõ ràng, sự chuyên nghiệp và khả năng nhạy bén, họ là những người vô cùng tiềm năng trong xã hội. 

Bậc 6: Những nhà đầu tư tài chính thực sự

Bậc 6 là cấp độ cao nhất, trình độ đầu tư được xem như thiên tài. Họ là những người có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Bằng cách tạo các mô hình đầu tư, kinh doanh. Họ kiếm tiền từ thời gian, tài năng và nguồn vốn của người khác. Với các trường hợp đầu tư và kinh doanh lớn, họ luôn tạo được các khoản đầu tư để đưa ra thị trường bán. Những ông lớn này thường thích mức lợi nhuận 100% hoặc vô hạn mà họ kiếm được từ mỗi khoản đầu tư của mình.

Bạn đang ở vị trí nào trong 7 cấp độ đầu tư tài chính
Bạn đang ở vị trí nào trong 7 cấp độ đầu tư tài chính (Nguồn: Internet)

Đầu tư tích lũy hiệu quả với Quỹ mở VinaCapital

Hiểu được khái niệm của 7 cấp độ đầu tư tài chính, bạn sẽ biết rằng mình đang ở vị trí nào, cần làm gì để phát triển hơn trong tương lai. Tuy vậy, để leo lên cấp độ càng cao, kiến thức và tư duy cần được đòi hỏi cao và có kinh nghiệm vượt trội từ thực tế. Nếu bạn đang ở Bậc 4 trở về trước, có thể tham khảo Cách đầu tư an toàn và lợi nhuận ổn định từ các Quỹ mở. Các Quỹ mở do VinaCapital quản lý là một sự lựa chọn điển hình. 

VinaCapital hiện là một trong các Công ty Quản lý Quỹ lâu có tuổi đời lâu nhất tại Việt Nam. Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, lợi nhuận mà VinaCapital mang lại luôn thuộc top cạnh tranh trên thị trường. Đây chính là một sự lựa chọn tối ưu dành cho các bạn chưa biết nên đặt số tiền nhàn rỗi của mình vào đâu. 

Hiện nay, VinaCapital đang quản lý các Quỹ mở như: Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF), Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ Sáng VinaCapital (VIBF), Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF), Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF).

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các Quỹ VinaCapital: 

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập 
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013)6,87,17,07,37,6
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019)37,042,419,6
VEOF (Thành lập 01-07-2014)57,069,224,217,214,1
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017)68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Hiện nay, khách hàng có thể đầu tư vào Quỹ mở VinaCapital tại app Timo online nhanh chóng với quy trình kỷ luật và minh bạch. Tải app Timo Digital Bank trên App Store và Google Play để tham gia đầu tư sinh lời ngay nhé!

Đầu tư tích lũy VinaCapital
Gia tăng thu nhập cùng Timo

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.

ĐẦU TƯ SỚM, LỢI ÍCH LỚN!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP 10 ngân hàng mở tài khoản online miễn phí chỉ 5 phút

Ngân hàng số Timo gửi đến quý khách hàng cách tạo và mở tài khoản...

Lạm phát giảm nhanh, liệu Fed có từ bỏ cắt giảm lãi suất không?

Những số liệu kinh tế Mỹ gần đây đã khiến các nhà đầu tư nghi...

Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi sau Tết Nguyên đán

Trong bối cảnh đầu năm với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang...

Hạn mức giao dịch đối với Thẻ Tín dụng Timo VISA

Tùy theo hạng thẻ, Timo thiết lập các hạn mức giao dịch khác nhau cho...

Tác động kép của việc Fed giảm lãi suất đối với kinh tế Việt Nam

Theo thông báo từ Fed, dự kiến họ sẽ thực hiện chính sách giảm lãi...

Đồng tiền châu Á nào được hưởng lợi khi Fed giảm lãi suất?

Dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sắp giảm lãi suất vào...