EO HẸP TÀI CHÍNH VẪN CÓ THỂ LẬP SỔ TIẾT KIỆM

Câu chuyện thực tế

Phải thuê nhà, nuôi hai con với khoản thu nhập chưa đầy 10 triệu đồng nhưng tháng nào vợ chồng chị Lan cũng dành 1 triệu gửi tiết kiệm, nhờ có kế hoạch cụ thể cho ngân sách gia đình.

Chị Lan (khu tập thể Đồng Xa, Hà Nội) cho biết, trước đây, việc thu vén trong khoản tài chính eo hẹp luôn là bài toán đau đầu đối với chị, khi mỗi tháng riêng tiền thuê nhà đã ngốn 2,5 triệu.

Để đảm bảo chăm sóc tốt các con, lại có khoản nho nhỏ phòng thân, từ khi sinh con đầu lòng, chị đã lên kế hoạch cân đối thu chi và tiết kiệm. Nhận được lương, chị trích ngay ra chi trả cho những khoản “không thể không chi” là tiền học của con, tiền thuê nhà, điện nước… Sau khi đã để lại một khoản mua đồ ăn uống hằng ngày và tiền cho những việc đột xuất, mỗi tháng chị trích ra 1 triệu gửi tiết kiệm.

“Mình làm một cuốn sổ tiết kiệm kiểu tích lũy, hằng tháng phải đóng vào một số tiền cố định. Có những thời điểm khó khăn, như khi con đau ốm hay có nhiều đám hiếu, hỉ, thì việc trích ra một khoản tiền nhỏ như thế cũng không dễ, nhưng mình vẫn cố gắng duy trì”, chị Lan kể.

Chị cho biết, ngay cả việc tìm trường học cho con cũng phải cân nhắc nhiều vì tài chính eo hẹp. “Mình đã trực tiếp đến tìm hiểu gần chục trường và cuối cùng chọn một trường công gần nhà. Ưu điểm là học phí rẻ, không gian rộng rãi, sạch sẽ và quan trọng là con đi học về luôn vui vẻ, khỏe mạnh. Vì vậy, các nhược điểm như lớp đông, các cô ít chăm sóc cho từng bé… cũng có thể chấp nhận được”, chị chia sẻ.

Chị Lan cho biết, các đồ cho con như sữa, bỉm chị đều chọn hàng bình dân nhưng uy tín. Thức ăn thì người lớn ăn gì trẻ ăn nấy. Chẳng hạn, chị mua cá, tôm, cua, thịt… đều lọc ra phần ngon nhất chế biến, để trong ngăn đá cho con ăn trong một tuần. Riêng rau cho bé thì tự trồng trong hộp xốp. Hoa quả mùa nào mua thức nấy, cam, dưa hấu, xoài, chuối, đu đủ… để vừa được giá rẻ vừa đỡ nguy cơ dính thuốc bảo quản khi trái mùa.

Ngoài ra, các loại sữa chua, phô mai, sữa bột… đều mua hàng trong nước hoặc mẹ tự làm. Gia đình chị cũng luôn ăn sáng tại nhà.

“Lo nhất là khi con ốm, lúc ấy chẳng thể tiết kiệm gì được nên luôn phải cố gắng chăm cho các con thật khỏe mạnh, đồng thời tự học hỏi thật nhiều kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình”, chị Lan nói.

Khi chia sẻ kinh nghiệm lên kế hoạch chi tiêu cho gia đình, chị Nguyễn Thị Dung (làm việc tại một công ty bảo hiểm nhân thọ) cho biết, mỗi khi lĩnh lương, chị thường dành chút thời gian cân nhắc việc chi tiêu trong tháng. Chị có 4 phong bì: Chiếc thứ nhất chứa khoản cố định cho những thứ thiết yếu trong tháng gồm tiền học cho con, tiền gạo, tiền ga, tiền điện, nước, internet…. Phong bì số 2 chị Dung để khoảng 5% tiền lương dành cho các khoản đột xuất như hiếu, hỷ, thăm nom người ốm… Phong bì số 3 cũng được dành khoảng 5% cho quỹ riêng (giải trí, du lịch, ốm…).

Sau khi trừ các khoản đó còn bao nhiêu chị Dung để vào phong bì số 4. Số tiền còn lại chị chia đều cho 30 ngày trong tháng. Hằng ngày, chị chỉ tiêu trong khoảng cho phép, hôm nào chi ít hơn thì hôm sau có thể bù thêm và ngược lại.

“Chính vì chi tiêu có kỷ luật như vậy trong hơn 30 năm qua mà con cái tôi được học hành đến nơi đến chốn, cuộc sống gia đình ổn định kể cả những lúc khó khăn nhất. Tôi nghĩ mỗi người một hoàn cảnh nhưng hãy cố gắng chi tiêu có kế hoạch để có cuộc sống tốt hơn”, chị Dung chia sẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, chị Bích (phố Nghĩa Tân, Hà Nội) cho biết, muốn tiết kiệm, phụ nữ nên hạn chế đi siêu thị, shopping. Bản thân chị, mỗi lần đi mua sắm, chị ghi ra giấy những thứ đồ cần mua và chỉ mua những đồ đó. Ngoài ra, tiết kiệm bằng cách mua sỉ, mỗi năm một hai lần vào siêu thị đầu mối mua luôn cả thùng bột giặt, lốc bột giặt, kem đánh răng, giấy vệ sinh… về dùng dần. “Khoản này tiết kiệm được kha khá, mà mình không phải thỉnh thoảng lo mua đồ lắt nhắt”, chị Bích kể.

Chuyên gia tâm lý Minh Hoa, đường dây tư vấn 1088 TP HCM chia sẻ, chi tiêu cho gia đình có con nhỏ không đơn giản. Khi có con, vì thương con nên bố mẹ luôn muốn dành những thứ tốt nhất cho con. Tuy nhiên, không phải “những thứ tốt nhất” là những thứ đắt nhất.

Theo bà, trong gia đình, khoản tiền chi nhiều nhất là ăn uống và giáo dục con cái. Nhiều người mua nhiều đồ chơi, đồ đắt tiền nhưng lại không phát huy được tác dụng do không phù hợp với cá tính, độ tuổi, nhu cầu… của trẻ. Trong khi đó, với các đồ dùng cho trẻ nhỏ, có thể tận dụng đồ của anh em, bạn bè trên cơ quan, trong họ hàng…

Thực tế, thị trường hiện này có nhiều sự lựa chọn, từ quần áo, đến đồ dùng, đồ ăn… cho các bà mẹ. Chẳng hạn một bữa ăn của trẻ có thể vài nghìn đồng đến vài chục nghìn, một bộ quần áo có khi vài chục nhưng cũng có khi lên tới tiền triệu.

Việc ăn uống cũng tương tự. Ngoài chợ có nhiều mặt hàng, tùy điều kiện kinh tế mà người nội trợ “liệu cơm gắp mắm”. Chẳng hạn, cùng mua cá, nhưng có loại 70-80 nghìn một kg, có loại hơn trăm nghìn, nhưng cũng có loại chỉ vài ba chục ngàn… Khi kinh tế eo hẹp, bữa ăn gia đình đa dạng, đủ chất, khi tận dụng được các thực phẩm giá rẻ nhưng vẫn bổ dưỡng như đậu phụ, trứng, lạc…

“Vì thế, khi chi tiêu cho gia đình, nhất là lúc đã có con nhỏ, cần có một kế hoạch cụ thể và tuân theo kế hoạch đó một cách nghiêm túc. Nuôi con và duy trì gia đình là đi trên một con đường dài, chứ không chỉ biết ngày một ngày hai hay vài ba tháng. Khi không để ý đến việc chi tiêu, nhiều khoản nho nhỏ cộng vào có thể thất thoát khoản lớn”, nhà tâm lý chia sẻ.

Với cùng mức thu nhập, người chi tiêu có kế hoạch mỗi tháng có thể dư ra vài triệu đồng trong khi người khác, mua sắm kiểu ngẫu hứng, sẽ luôn thấy thiếu.

Nhà tâm lý cho rằng, cần tính toán chi tiết các khoản cần chi tiêu trong gia đình, xem tổng chi bao nhiêu, trong đó từng khoản nhỏ như ăn uống, giáo dục, hiếu hỉ, tiết kiệm sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm, từ đó cân đối cho phù hợp. Ngoài ra, khi mua sắm nên ghi ra những đồ cần thiết, mua khi giảm giá những món đồ thiết yếu dùng cả năm…

“Điều quan trọng là phải quản lý được tiền vào – tiền ra như thế nào để biết điều chỉnh cho hợp lý. Và trong hoàn cảnh nào cũng cần có kế hoạch cụ thể và nên để ra một khoản nho nhỏ để tiết kiệm, phòng khi bất trắc cho gia đình”, nhà tâm lý chia sẻ.

Theo Vương Linh từ VNExpress

Timo Term Deposit – Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Lãi suất tiết kiệm cao, cạnh tranh

Thủ tục mở sổ đơn giản, nhanh chóng

Chia nhỏ sổ tiết kiệm, rút vốn linh hoạt, bảo toàn lãi suất

Tất toán sổ online, tiền vốn và lãi chuyển ngay vào thẻ

Tiết kiệm càng dài. Lãi suất càng cao ngay trên ứng dụng Timo!

MỞ TIẾT KIỆM NGAY!

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào 2024? Gửi tiết kiệm ngắn hạn hay dài hạn sẽ lợi hơn?

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn và gửi có kỳ hạn là 2 cách gửi...

Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng đơn giản, chính xác 2024

Mỗi loại hình dịch vụ gửi tiết kiệm mà ngân hàng có công thức tính...

Tiết kiệm tích lũy là gì? Nên gửi tích lũy hay thông thường?

Nên gửi tiết kiệm tích lũy ngân hàng nào tốt nhất

Sổ tiết kiệm là gì? Làm sổ tiết kiệm cần gì? Cách mở sổ online

Trong cuộc sống hiện đại, ai cũng có nhu cầu tích lũy tài chính cho...

Cách gửi tiết kiệm online an toàn, ít rủi ro, lãi suất cao

Tại Việt Nam, ngân hàng số đang trở thành xu thế với sự phát triển...

[3/2024] Gửi tiết kiệm ngân hàng 1 tỷ lãi bao nhiêu 1 tháng, 1 năm?

Thông tin lãi suất ngân hàng khi gửi 1 tỷ được khá nhiều khách hàng...