Lãi suất thẻ tín dụng là gì? Cách tính lãi suất thẻ Visa/Mastercard chính xác

lãi suất thẻ tín dụng

Đăng ký và sử dụng thẻ tín dụng Visa/Mastercard hiện nay thì vô cùng dễ dàng. Bạn hoàn toàn không phải lo lắng vì chuyện đó nếu như bạn có nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng trước khi ra quyết định mở thẻ tín dụng thì bạn cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau, ngoài những yếu tố về điều kiện cá nhân thì cần phải cân nhắc lãi suất của ngân hàng ấy, đúng hơn là bạn phải nắm được cách tính lãi suất thẻ Visa/thẻ Mastercard như thế nào?

>> Xem thêm: Thẻ ghi nợ là gì? Có nên mở thẻ ghi nợ quốc tế không và cần lưu ý điều gì?

Các loại lãi suất thẻ tín dụng phổ biến hiện nay

Lãi suất thẻ tín dụng là khoản tiền chủ thẻ phải chịu khi mở thẻ. Gồm có một số loại phổ biến sau đây:

  • Lãi suất trả chậm: Bản chất thẻ tín dụng là một khoản bạn “tạm vay” của ngân hàng nên sẽ bị tính lãi. Nhưng thường được miễn lãi 45 -55 ngày, bạn sẽ không bị tính lãi nếu thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đầy đủ.
  • Lãi suất rút tiền mặt: Chức năng chính của thẻ tín dụng là thanh toán nên nếu bạn rút tiền mặt thẻ tín dụng sẽ phải chịu một khoản lãi suất dao động 3-5% số tiền rút và chỉ được rút 70% hạn mức thẻ tín dụng.
  • Lãi suất chuyển đổi ngoại tệ: Mỗi lần thực hiện chuyển đổi ngoại tệ, chủ thẻ sẽ bị tính 2-4% phí tùy ngân hàng.
Khi tính lãi thẻ tín dụng cần chú ý đến thời gian miễn lãi suất
Thẻ tín dụng rất tiện lợi nhưng nên cẩn thận

Khi tính lãi suất thẻ tín dụng cần chú ý thời gian miễn lãi suất

Thẻ tín dụng, thực chất là một hình thức kinh doanh của ngân hàng với lợi nhuận chính là lãi suất và những khoản phí khác trong quá trình sử dụng thẻ. Ngân hàng có thể tùy chọn một cách linh hoạt mức lãi suất để làm sao thu hút được nhiều khách hàng làm thẻ tín dụng hơn. Hiện nay, mỗi ngân hàng đều có một thời gian gọi là thời gian miễn lãi suất (từ 45 đến 60 ngày) được tính từ lần phát sinh giao dịch đầu tiên.
Trong thời gian này, nếu bạn thanh toán đúng số tiền đã sử dụng từ thẻ tín dụng của ngân hàng thì sẽ không bị tính lãi suất. Nếu bạn không thanh toán đủ thì số tiền dư nợ còn lại sẽ được tính lãi sau khi đợt miễn lãi. Để có thể tính được lãi suất của thẻ tín dụng, một số các yếu tố sau sẽ quyết định:

  • Thời gian sao kê hằng tháng: là ngày ngân hàng chốt các phát sinh bằng thẻ tín dụng và gửi lại cho bạn
  • Chu kỳ thanh toán (còn gọi là billing cycle): là khoảng thời gian giữa 2 lần sao kê gần nhất của ngân hàng, thường là 1 tháng. Các giao dịch phát sinh trong khoản thời gian giữa 2 sao kê gần nhất của ngân hàng sẽ được ngân hàng sao kê cho bạn. Đây cũng chính là thời gian miễn lãi.
  • Thời gian ân hạn (Grace period): là thời gian mà ngân hàng có thể cho bạn thêm để thanh toán tiền nợ.
Khi tính lãi suất thẻ tín dụng cần chú ý thời gian miễn lãi suất

Ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất thẻ tín dụng của bạn ra sao?

Nếu trong khoảng thời gian miễn lãi mà bạn vẫn không thanh toán được số tiền dư nợ thì đó là thời điểm ngân hàng bắt đầu tính lãi suất cho bạn. Hiện nay đa phần các ngân hàng đều tính mức 5% dư nợ cuối kì. Đây là khoản tối thiểu bạn phải trả cho ngân hàng để không bị phạt trả chậm.
Ngân hàng cũng có cách tính lãi suất tính theo dư nợ trung bình hằng ngày (được tính bằng cách lấy mỗi số dư cuối ngày trong tháng cộng lại rồi chia trung bình cho số ngày trong tháng). Do phương pháp tính theo lãi suất trong ngày này mà ngày nào bạn chi tiêu thẻ tín dụng nhiều thì sẽ bị tính lãi nhiều, ngày nào chi tiêu thẻ tín dụng ít thì lãi suất ít.
Ví dụ minh họa: Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng có hình thức miễn lãi suất 45 ngày, chu kỳ thanh toán là từ ngày 1 đến ngày 30 hằng tháng. Số tiền phải trả 5% dư nợ (balance). Giả sử bạn mua một mặt hàng có hóa đơn 3 triệu vào ngày 05/01, ngày 30/01 bạn sẽ được gửi đến một bảng sao kê các khoản đã thanh toán trong ngày và hạn thanh toán của bạn là ngày 15/02.

  • Nếu trước 15/02 bạn thanh toán đầy đủ khoản nợ 3 triệu đó thì sẽ không bị tính lãi.
  • Nếu sau 15/02 mà bạn vẫn chưa thanh toán được đầy đủ 3 triệu thì phần tiền còn lại sẽ bị tính lãi suất  là 5% x 3.000.000 = 150.000 VND (tối thiểu), suy ra tổng số tiền mà bạn cần phải thanh toán cho ngân hàng là: 3.150.000 VND.

Những cách sử dụng thẻ để tránh việc bị đánh lãi suất

Nếu hiểu được bản chất của lãi suất thẻ tín dụng thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng làm chủ được nó. Chỉ cần nắm vững những phương pháp sau:

  • Hạn chế chi tiêu nếu như cảm thấy không thể thanh toán dư nợ được đúng hạn. Trước khi mua một sản phẩm nào đó bằng thẻ tín dụng, hãy cân nhắc thử xem bạn có khả năng thanh toán khoản đó trong tương lai hay không.
  • Cố gắng thanh toán các dư nợ càng sớm càng tốt. Việc thanh toán trễ không những có nguy cơ bị tính lãi suất mà còn làm giảm điểm tín dụng của bạn nữa đấy.

Tìm hiểu thêm: Cách thanh toán thẻ tín dụng

Mở thẻ Timo Visa – Nhận ngay hàng loạt ưu đãi

Miễn phí phát hành thẻ & phí thường niên trọn đời

Sở hữu thẻ tín dụng dễ dàng chỉ với sao kê lương từ 6 triệu VND

Được chấp nhận ở 62.000 địa điểm trong nước và 30 triệu địa điểm toàn cầu

Hạn mức tín dụng lên đến 500 triệu VND, có thể rút tiền mặt đến 50% hạn mức

Thẻ được bảo mật an toàn, đóng và mở thẻ trực tiếp trên ứng dụng Timo!

ĐĂNG KÝ NGAY!

>>> Tham khảo thêm: Vay thẻ tín dụng có được không? Thủ tục như thế nào?

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hạn mức giao dịch đối với Thẻ Ghi nợ Timo

Thẻ Ghi nợ là gì? Timo có bao nhiêu loại Thẻ Ghi nợ?  Thẻ Ghi...

Cách kiểm tra nợ xấu online miễn phí và chính xác nhất 2024

Làm sao để biết được bản thân có nợ xấu hay không? Ngoài cách đến...

5 cách mở thẻ tín dụng online không cần chứng minh thu nhập

Làm thẻ tín dụng cần phải đáp ứng một số điều kiện từ ngân hàng...

Điều kiện mở thẻ tín dụng: Thủ tục, cách làm và đăng ký nhanh chóng

Dịch vụ sử dụng thẻ tín dụng ngày càng được phổ biến cho phép mua...

Hướng dẫn chi tiết đăng ký làm thẻ VISA Online nhanh và đơn giản

Thẻ VISA là một công cụ tài chính quan trọng trong cuộc sống hiện đại,...

Rút tiền mặt thẻ tín dụng là gì? Các bước rút tiền và biểu phí cập nhật 2024

Trong số các cách sử dụng thẻ tín dụng, mặc dù có thể rút tiền...