5 thói quen chi tiêu sẽ đẩy bạn đến bờ phá sản sớm!

Bạn có đang gặp phải vấn đề về tài chính? Bạn làm ra không đủ để chi tiêu và đang dẫn đến nợ nần? Đây là chuyện không của riêng ai. Có nhiều lý do dẫn tới chuyện này, có thể do những yếu tố bên ngoài hoặc do cách chi tiêu của bạn. Hãy thử ngẫm lại xem, nếu bạn đang có 5 thói quen dưới đây thì có thể đó là nguyên nhân vì sao bạn luôn “lủng túi” vào cuối tháng.

>>Xem thêm:

1. Chi tiêu theo ý thích

Đôi khi bạn chi tiêu theo ý thích sẽ không mang lại giá trị thực tế vì nó chỉ xuất phát từ cảm xúc cá nhân. Điển hình như có nhiều bạn có thói quen hay mua đồ linh tinh tưởng chừng không đáng kể nhưng lại ngốn của bạn rất nhiều tiền vì “tích tiểu thành đại” mà.

Hãy phân biệt được món đồ bạn “cần” và món đồ bạn “thích”. Tùy vào từng điều kiện kinh tế trong từng giai đoạn, nếu bạn không rủng rỉnh, thì chỉ nên mua đồ bạn cần mà thôi. Chi tiền cho những dịch vụ, sản phẩm theo ý thích là thói quen không tốt cho việc quản lý tài chính. Vì thế, bạn cần phải hạn chế hơn và chi tiêu một cách hợp lý để có thể đạt được mục tiêu tự do tài chính trong tương lai.

2. Chi tiêu cho xã hội quá nhiều

Ngoài gia đình, có rất nhiều bạn tính cách hướng xã hội, thích giao du kết bạn, làm quen người mới và thích tạo mối quan hệ. Khi đó, bạn sẽ tốn tiền như giải trí, quà cáp,… để xây dựng những mối quan hệ có thể sẽ mang lại giá trị tinh thần cho bạn sau này nhưng có thể không. Hãy nhận ra những mối quan hệ nào mang lại cho bạn niềm vui thực sự và lâu dài để duy trì bạn nhé!

3. Chi tiêu thả ga cho nhu cầu giải trí

Những nhu cầu như du lịch, nghỉ dưỡng, quán bar, xem phim, chơi game,… rất cần thiết cho bạn trong những lúc căng thẳng. Nhưng nếu bạn chi quá 10% thu nhập cho việc này thì bạn sẽ có nguy cơ lâm vào cảnh nợ nần. Đừng quên rằng ngoài giải trí ra thì bạn sẽ còn nhiều việc để lo toan khác. Nếu bạn đang chi tiêu quá 10%, hãy cố gắng giảm bớt để tài chính cá nhân ổn định hơn.

>>Tham khảo thêm:

Chi tiêu cho việc giải trí quá nhiều sẽ ảnh hưởng tài chính của bạn
Chi tiêu cho việc giải trí quá nhiều sẽ ảnh hưởng tài chính của bạn

4. Không theo dõi chi tiêu mỗi tháng

Việc theo dõi chi tiêu là một trong những điều quan trọng nhất trong việc quản lý tài chính cá nhân. Thói quen thường thấy của người trẻ là sẽ tập hợp tất cả các hóa đơn một lúc và thanh toán sau đó vứt hóa đơn đi. Hoặc khi đi siêu thị, mua sắm, thanh toán khóa học,… bạn sẽ không có thói quen ghi chép lại. Chỉ tới khi bạn gần như cạn kiệt hoặc nợ nần mỗi tháng thì mới cố gắng nhớ ra mình đã chi tiêu cho thứ gì để sắp xếp lại. Để không hối hận sau này, hãy ghi chép lại chi tiêu của bạn thật cẩn thận. Sau đó, cuối tháng, bạn nghiên cứu trong ghi chép đó, những mục nào bạn có thể cắt giảm được cho tháng sau. Đó là cách khoa học và tốt nhất.

Nếu bạn là người hay quên, một gợi ý là tăng cường thanh toán bằng thẻ. Bởi lẽ, khi bạn thanh toán bằng thẻ ngân hàng, mọi giao dịch của bạn sẽ được ghi chép lại. Nhiều ngân hàng sẽ còn cho bạn theo dõi lịch sử giao dịch ngay trên ứng dụng điện thoại như ứng dụng ngân hàng số Timo. Hay một cách khác là sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu vừa thông minh vừa dễ thao tác. Những sản phẩm này sinh ra là để hỗ trợ bạn. Hãy tận dụng nhé!

5. Phụ thuộc vào thẻ tín dụng

Việc “nghiện” quẹt thẻ tín dụng đang ngày càng trở nên phổ biến. Đúng là chiếc thẻ tín dụng tiện lợi là công cụ thanh toán cực kỳ lợi hại ngay cả khi lương chưa kịp về, nhưng suy cho cùng đó là một món nợ của bạn. Nếu không trả đúng hạn và tiêu quá khả năng trả thì bạn sẽ phải trả lãi cho ngân hàng. Và nếu tháng này qua tháng nọ cứ tiếp tục quẹt thẻ vô độ thì bạn sẽ lâm vào cảnh nợ nần, phá sản sớm. Hãy hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng Mastercard thật kỹ để nó phát huy được công dụng tuyệt vời, đừng quá lạm dụng để rồi hối tiếc.

Những thói quen trên rất phổ biến hiện nay. Nếu bạn thực sự có những thói quen chi tiêu này, hãy thay đổi ngay từ bây giờ. Tự lên kế hoạch chi tiêu và luôn đảm bảo có tiền tiết kiệm mỗi tháng, không nhiều thì ít cũng được. Nếu cảm thấy việc tiết kiệm là khó khăn, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của công nghệ. Điển hình như ứng dụng ngân hàng số Timo với tính năng tiết kiệm Goal Save sẽ tự động trích tiền từ tài khoản Timo vào tài khoản tiết kiệm của bạn. Như vậy, bạn sẽ không bao giờ quên nữa. Timo hy vọng rằng bài viết trên đã giúp ích được bạn trong việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân khoa học và hiệu quả hơn nhé!

Timo Term Deposit – Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Lãi suất tiết kiệm cao, cạnh tranh

Thủ tục mở sổ đơn giản, nhanh chóng

Chia nhỏ sổ tiết kiệm, rút vốn linh hoạt, bảo toàn lãi suất

Tất toán sổ online, tiền vốn và lãi chuyển ngay vào thẻ

Tiết kiệm càng dài. Lãi suất càng cao ngay trên ứng dụng Timo!

MỞ TIẾT KIỆM NGAY!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào 2024? Gửi tiết kiệm ngắn hạn hay dài hạn sẽ lợi hơn?

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn và gửi có kỳ hạn là 2 cách gửi...

Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng đơn giản, chính xác 2024

Mỗi loại hình dịch vụ gửi tiết kiệm mà ngân hàng có công thức tính...

Tiết kiệm tích lũy là gì? Nên gửi tích lũy hay thông thường?

Nên gửi tiết kiệm tích lũy ngân hàng nào tốt nhất

Sổ tiết kiệm là gì? Làm sổ tiết kiệm cần gì? Cách mở sổ online

Trong cuộc sống hiện đại, ai cũng có nhu cầu tích lũy tài chính cho...

Cách gửi tiết kiệm online an toàn, ít rủi ro, lãi suất cao

Tại Việt Nam, ngân hàng số đang trở thành xu thế với sự phát triển...

[4/2024] Gửi tiết kiệm ngân hàng 1 tỷ lãi bao nhiêu 1 tháng, 1 năm?

Thông tin lãi suất ngân hàng khi gửi 1 tỷ được khá nhiều khách hàng...